FIFO và LIFO là gì? So sánh FIFO và LIFO trong quản lý kho hàng

Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc quản trị Logistics tốt giúp tạo nội lực mạnh và ưu thế cho doanh nghiệp. Trong đó, quản lý kho hàng chính là “xương sống” của logistics. Hiện nay, các doanh nghiệp đang áp dụng nhiều phương pháp quản lý kho hàng, trong đó có phương pháp FIFO và LIFO? Vậy phương pháp quản lý kho hàng FIFO là gì? LIFO là gì? Ưu nhược điểm của từng phương pháp? Bài viết dưới đây sẽ phân tích để bạn lựa chọn phương pháp quản lý kho hàng phù hợp nhất với mô hình hoạt động của doanh nghiệp.   

fifo là gì

FIFO là gì?

FIFO (First in, First out) – Nhập trước, xuất trước: Đúng như ý nghĩa của tên gọi, tức là với phương pháp quản lý này, các lô hàng khi được nhập vào kho trước thì sẽ được xuất khỏi kho đầu tiên.

fifo lifo là gì

Quản lý kho hàng theo phương pháp FIFO

Logic của phương pháp này đó là những hàng hóa nhập kho đầu tiên là những loại hàng đã lưu kho từ lâu. Vì thế, nó có thể đã gần bị cũ, lỗi thời, hỏng, hết hạn sử dụng. Nên để tránh làm mất giá trị của hàng thì doanh nghiệp cần phải chuyển những sản phẩm này đi tiêu thụ trước.

Phương pháp FIFO phù hợp cho các loại hàng hóa dễ hỏng, có thời hạn sử dụng nhanh, có tính lỗi thời cao. Ví dụ như: Các loại hàng thực phẩm, thuốc men, mỹ phẩm, thời trang, công nghệ,…

Để phương pháp quản lý này hoạt động tốt, bạn phải chọn được hệ thống kệ kho hàng phù hợp với đặc điểm quản lý như kệ Selective, kệ Narrow Aisle, kệ Flow Rack,…

Ưu tiên dành riêng cho những hàng hóa có date ngắn hạn, dễ hư hỏng sẽ được sắp xếp xuất hàng đi trước. Vì thế để áp dụng đúng phương pháp quản lý phù hợp thì hãy xem xét đến những yếu tố sau của hàng hóa như:

– Đặc tính sản phẩm (sản phẩm dễ bị hỏng, sản phẩm có tính lỗi thời,…).

Vòng quay hàng tồn kho và các yêu cầu an toàn cần thiết.

– Giá trị hiện tại của hàng hóa, sự tăng/giảm, biến động của giá vốn,…

– Dự báo nhu cầu hàng hóa trong tương lai.

– Chi phí giữ hàng tồn kho.

– Mục tiêu biên lợi nhuận.

LIFO là gì?

LIFO (Last in, First out) – Nhập sau, xuất trước: ngược lại với FIFO có nghĩa là hàng hóa mới nhất nhập vào kho sẽ được xuất đi trước.

Hiểu được đặc tính sản phẩm nhằm đảm bảo sự luân chuyển hàng hóa trong kho diễn ra một cách nhanh chóng, tối ưu thời gian lấy hàng.

Ưu nhược điểm của phương pháp quản lý kho hàng FIFO và LIFO

Mỗi phương pháp quản lý kho hàng đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm nổi bật khi áp dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho FIFO và LIFO mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải biết để có sự lựa chọn phù hợp: 

FIFO LIFO
Ưu điểm – Phương pháp quản lý kho hàng FIFO này phù hợp với các loại hàng hóa dễ hư hỏng hoặc có tính chất ngắn hạn, cụ thể như: hàng hóa có hạn sử dụng ngắn; các loại bánh kẹo, sữa, thực phẩm; hàng hóa thời trang hoặc các đồ công nghệ mới ra mắt và đang hot trên thị trường.

– Giảm chi phí tồn kho trên mỗi sản phẩm do hàng hóa không nằm trong kho lâu.

– Luôn nắm được giá trị hàng hóa còn tồn đọng lại trong kho và đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp nhất. 

– Tăng cơ hội sản phẩm được bán trước ngày hết hạn do giảm số lượng hàng tồn kho đã hết hạn và quá hạn.

– Kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa trước khi đến tay người tiêu dùng do hàng hóa được luân chuyển liên tục. 

– Giảm thiểu tác động lạm phát giúp tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

– Phương pháp quản lý kho hàng LIFO cho phép doanh nghiệp điều chỉnh giá thành sản phẩm phù hợp với chi phí gần nhất.

– Giúp doanh nghiệp tránh bị ảnh hưởng khi giá thị trường giảm, ít rủi ro bị lỗ hơn.

– Giúp doanh nghiệp có thêm không gian lưu trữ để xoay lô.

Nhược điểm – Để thực hiện chiến lược FIFO kho hàng cần phải được sắp xếp khoa học, không gian lưu trữ lớn và nhiều thiết bị chuyên dụng hỗ trợ.

– Thường xuyên phải theo dõi hàng tồn kho của bạn một cách kỹ càng. Cần có hệ thống theo dõi hàng hóa xuất kho và nhập kho.

– Liên tục phải cập nhật hàng tồn kho với hàng ngàn mã hàng hóa ở các vị trí khác nhau, khó khăn trong kiểm kê và các nghiệp vụ kế toán.

– Mặc dù FIFO giảm thiểu lạm phát dẫn đến lợi nhuận cao hơn, nhưng nó cũng dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn.

 

– Chỉ phù hợp sử dụng cho kho hàng hóa đồng nhất và không có hạn sử dụng như: than, đá, gạch,…

Yêu cầu tiêu chuẩn đối với phương pháp quản lý kho hàng FIFO và LIFO

Để đảm bảo áp dụng phương pháp quản lý kho hàng FIFO và LIFO đạt hiệu quả cao như mong muốn thì các doanh nghiệp cần tối ưu kho hàng và đáp ứng những yêu cầu cần thiết như sau:

  • Với sự luân chuyển cao của hình thức nhập trước – xuất trước FIFO. Kho lưu trữ hàng hóa cần đáp ứng yêu cầu có thể bốc dỡ hàng hóa thường xuyên và liên tục. 
  • Các ô kệ hoặc kệ chứa pallet phải được sắp xếp gọn gàng, khoa học để thuận tiện cho quá trình xuất/nhập hàng hóa. 
  • Tổ chức các lối đi dọc các dãy kệ sao cho người và các phương tiện như xe nâng, máy nâng,…có thể tiếp cận hàng hóa dễ dàng.

Liệu kệ kho hàng của bạn có phù hợp với phương pháp FIFO và LIFO?

kệ kho hàng

Kệ kho hàng của bạn liệu có phù hợp với phương thức FIFO và LIFO?

Tất nhiên, không phải việc sắp xếp kệ kho hàng trong nhà kho nào cũng phù hợp với phương thức FIFO hay LIFO. Ví dụ như khi bạn sử dụng kệ pallet xếp chồng, việc xếp chồng các pallet lên nhau vô hình chung khiến cho những pallet vào cuối cùng lại phải xuất trước. Rõ ràng, nó không hề phù hợp với phương thức FIFO này. Hay những sản phẩm có hạn sử dụng ngắn như thực phẩm tươi sống cũng không thể lựa chọn phương pháp LIFO.

Để biết hệ thống kệ kho hàng và cách vận hành kho của mình có phù hợp với phương pháp quản lý nào. Hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của VNT để được giải đáp sớm và chính xác nhất.

Trên đây là những thông tin phương pháp quản lý kho hàng FIFO và LIFO. Bên cạnh đó, có rất nhiều các phương pháp khác đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Mỗi phương thức đều có những điểm nổi bật riêng. Phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và điều kiện của kho xưởng để có sự lựa chọn hình thức quản lý kho hàng phù hợp, tối ưu và hiệu quả nhất. 

Liên hệ tư vấn:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *