Kho lạnh cấp đông là gì? So sánh với kho lạnh thông thường

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng kho lạnh cấp đông để bảo quản sản phẩm, hàng hóa của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và nắm rõ các thông tin về cách hoạt động, những quy tắc cần tuân thủ cũng như sự khác biệt giữa kho lạnh cấp đông với kho lạnh thường trong việc bảo quản sản phẩm. Bài viết sau đây, Kệ công nghiệp VNT sẽ cung cấp thông tin toàn diện về kho lạnh cấp đông, từ định nghĩa, cơ chế hoạt động cho đến ứng dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bảo quản.

Kho lạnh cấp đông là gì?

Kho lạnh cấp đông là một loại kho hàng được cách nhiệt tốt và trang bị hệ thống làm lạnh công suất lớn để duy trì nhiệt độ cực thấp, thường dưới -18°C, nhằm bảo quản thực phẩm, dược phẩm và nhiều loại hàng hóa khác trong thời gian dài.

Đặc điểm nổi bật của kho lạnh cấp đông là khả năng duy trì nhiệt độ ổn định trong thời gian dài, giúp bảo quản sản phẩm mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng.

kho lạnh cấp đông

Kho lạnh cấp đông

Nguyên lý hoạt động của kho lạnh cấp đông

Cơ chế hoạt động của kho lạnh cấp đông dựa trên nguyên lý trao đổi nhiệt và sự chuyển đổi trạng thái của chất làm lạnh. Quá trình này bao gồm 05 bước sau:

– Bước 1: Hệ thống máy nén lạnh bắt đầu hoạt động, hút nhiệt từ không gian bên trong kho lạnh. Quá trình này làm giảm nhiệt độ của không khí và các sản phẩm được bảo quản bên trong.

– Bước 2: Chất làm lạnh, sau khi hấp thụ nhiệt từ bên trong kho, được nén lại bởi máy nén. Quá trình này làm tăng áp suất và nhiệt độ của chất làm lạnh, chuyển nó từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng áp suất cao.

– Bước 3: Chất làm lạnh ở áp suất và nhiệt độ cao được dẫn qua dàn ngưng tụ, nơi nó tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài. Quá trình này làm giảm nhiệt độ của chất làm lạnh, nhưng vẫn giữ nó ở trạng thái lỏng áp suất cao.

– Bước 4: Chất làm lạnh sau khi tỏa nhiệt được dẫn qua van tiết lưu, nơi nó được giảm áp đột ngột. Quá trình này làm cho chất làm lạnh giãn nở và chuyển từ trạng thái lỏng sang hơi, đồng thời nhiệt độ giảm xuống rất thấp.

– Bước 5: Chất làm lạnh ở nhiệt độ thấp được dẫn qua dàn lạnh bên trong kho. Tại đây, nó hấp thụ nhiệt từ không khí và các sản phẩm bên trong kho, làm cho nhiệt độ trong kho giảm xuống mức cài đặt mong muốn.

Quá trình này diễn ra liên tục, đảm bảo nhiệt độ trong kho lạnh cấp đông luôn được duy trì ở mức cực thấp, thích hợp cho việc bảo quản lâu dài các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ.

Ưu nhược điểm của kho lạnh cấp đông

Ưu điểm nổi bật:

  • Kho lạnh cấp đông có tính an toàn cao, không có chất bảo quản, đảm bảo chất lượng và màu sắc của thực phẩm.
  • Thời gian bảo quản đến lúc sử dụng sản phẩm lâu dài, lên đến hàng tháng.
  • Nhiệt độ kho lạnh cấp đông luôn rất thấp sẽ giúp tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Hỗ trợ các nguồn thực phẩm sử dụng quanh năm, an toàn trong suốt quá trình vận chuyển từ nơi này đến nơi khác.
  • Hạn chế tối đa hư hỏng hàng hóa, tránh được rủi ro về chi phí cho doanh nghiệp.

ưu điểm của kho lạnh cấp đông

Kho lạnh cấp đông đảm bảo tính an toàn, chất lượng cao cho sản phẩm

Nhược điểm:

  • Hệ thống kho lạnh cấp đông sẽ không phù hợp với mô hình sản xuất nhỏ, không ổn định về số lượng hàng hóa lưu trữ.
  • Để đạt hiệu quả công suất của máy, đòi hỏi sản phẩm cấp đông phải liên tục.

So sánh kho lạnh cấp đông với kho lạnh thông thường

Kho lạnh cấp đông và kho lạnh thường là hai loại kho lạnh được sử dụng phổ biến trong bảo quản thực phẩm và các sản phẩm khác. Mặc dù cùng một mục đích là bảo quản lạnh, nhưng hai loại kho này cũng có những điểm khác biệt. Cụ thể trong bảng so sánh sau đây:

Đặc điểm Kho lạnh cấp đông
Kho lạnh thường
Nhiệt độ Dưới -18°C 0°C đến -5°C
Mục đích Làm đông nhanh và bảo quản lâu dài
Bảo quản giữ độ tươi ngon trong thời gian ngắn
Sản phẩm bảo quản Thịt, cá, hải sản, rau củ quả đông lạnh
Rau củ quả tươi, hoa quả, sữa, đồ uống
Ưu điểm Bảo quản lâu, chất lượng tốt
Chi phí thấp, dễ vận hành
Nhược điểm Chi phí cao, công nghệ phức tạp
Thời gian bảo quản ngắn, quản lý nhiệt độ khó

Những ứng dụng của kho lạnh cấp đông

Việc sử dụng kho lạnh để lưu trữ hàng hóa mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mặt hàng nào cũng cần bảo quản trong kho cấp đông. Dưới đây là một số thực phẩm có thể bảo quản cũng như ứng dụng của hệ thống kho lạnh này trong thực tế.

Ngành thực phẩm

Kho lạnh cấp đông sẽ được ứng dụng để bảo quản các loại thịt, cá, hải sản,… Những sản phẩm này thường được cấp đông để kéo dài thời gian bảo quản trong trường hợp phải xuất khẩu, vận chuyển đi xa.

kho bảo quản thịt

Kho cấp đông bảo quản thịt

Sau khi được cấp đông, thịt đỏ có thể sử dụng trong vòng 9 tháng đến 1 năm. Điều này giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tích trữ thịt để chế biến hoặc phân phối ra thị trường.

>> Tham khảo: Kho lạnh bảo quản hải sản

Các thực phẩm đã qua sơ chế như giò chả, xúc xích, pizza,… thường được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao và không chứa chất bảo quản nên khi để ở nhiệt độ thường thì dễ bị hư hỏng. Khi cấp đông, thực phẩm này không chỉ  giữ được giá trị dinh dưỡng nguyên vẹn mà có thể bảo quản lên đến 1 năm giúp tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp phân phối thực phẩm sơ chế hoặc các nhà hàng có quy mô lớn.

>> Tham khảo: Kho lạnh bảo quản nông sản

Ngành dược phẩm

Kho đông lạnh còn được ứng dụng để bảo quản vắc xin, các loại thuốc đặc biệt: Nhiều loại thuốc và vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp để đảm bảo hiệu quả sử dụng và vận chuyển đi xa.

>> Tham khảo: Kho lạnh bảo quản vắc xin

Một kho lạnh cấp đông gồm có những thiết bị nào?

Để tạo thành một hệ thống kho lạnh cấp đông đạt chuẩn thì cần có những bộ phận sau đây:

Máy nén

Đây là thiết bị vật tư kho lạnh quan trọng, không thể thiếu đối với bất kỳ dây chuyền sản xuất chế biến thực phẩm. Hiện nay, hệ thống kho lạnh cấp đông đang sử dụng máy nén 2 cấp của các thương hiệu như Mycom, York-Frick,Copeland…

Bình tách lỏng hồi nhiệt

Khi thực hiện hồi nhiệt ở bình tách lỏng thì một phần lỏng trong quá trình trao đổi nhiệt đã hóa thành hơi. Do đó, ngoài chức năng hồi nhiệt, loại bình này còn giúp nâng cao tác dụng tách lỏng.

Bình trung gian

Tùy vào kho lạnh mà sẽ sử dụng những bình trung gian khác nhau. Thông thường, người ta sẽ sử dụng bình trung gian nằm ngang nhờ kích thước nhỏ gọn, ít thiết bị đi kèm thuận lợi cho quá trình thi công lắp đặt.

Song, đối với những kho lạnh nhỏ thường sử dụng bình trung gian dạng tấm do chi phí thấp nhưng hiệu năng cao còn những kho lạnh sử dụng gas NH3 thì lại sử dụng bình trung gian dạng đứng.

Vỏ kho

Vỏ kho là hệ thống tường bao quanh của kho lạnh, được lắp ghép từ các tấm panel polyurethane, dày 150mm. Nền kho sẽ được xây thường bằng bê tông để có chịu tải trọng lớn và lót các tấm cách nhiệt.

Ngoài ra, để gió tuần hoàn đều trong kho, người ta sẽ làm trần giả tạo nên các kênh tuần hoàn gió.

Kệ kho lạnh

Bên cạnh có thiết bị cấu tạo nên hệ thống kho lạnh cấp đông thì thiết bị lưu trữ, sắp xếp hàng hóa trong kho đông cũng vô cùng cần thiết.

kệ drive in cho kho lạnh

Giá kệ lưu trữ trong kho cấp đông

Hiện nay, kệ công nghiệp VNT đang cung cấp đầy đủ giá kệ kho lạnh như kệ Selective, kệ Double Deep, kệ Drive in/thru… để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn làm thiết bị lưu trữ trong kho, giúp tăng khối lượng hàng hóa bảo quản, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Các mẫu kệ công nghiệp tại VNT đều được sản xuất từ thép cán nguội loại 1 đạt chuẩn SPCC JIS G314 với bề mặt được xử lý bằng sơn tĩnh điện giúp tăng khả năng chịu lực cho kệ, đều màu, bền màu hơn, phù hợp với môi trường có nhiệt độ thấp.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về kho lạnh cấp đông từ các chuyên gia kỹ thuật setup giá kệ kho lạnh của VNT. Nếu khách hàng có nhu cầu tham khảo, sử dụng hệ thống kệ lưu trữ trong kho lạnh vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0978 755 579 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *