Một số vị trí cần có trong kho hàng hiện nay

Đặc thù của các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất đó là có cho mình ít nhất một sản phẩm riêng, sản xuất nhiều hàng hóa để cung ứng cho thị trường. Cũng chính vì thế, một kho hàng là không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, và nhân công là cần thiết để quản lý kho hàng. Dưới đây là một số vị trí cần có trong kho hàng. 

Quản lý kho hàng 

Nhân viên quản lý kho là người trực tiếp chịu trách nhiệm về toàn bộ những hoạt động liên quan đến hàng hóa, vật tư nhà kho. Chúng bao gồm cả công tác tổ chức, lưu trữ, bảo quản, kiểm kê hàng hóa một cách chính xác và chi tiết. 

Kho hàng là tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Vì thế, vai trò của nhân viên quản lý kho hàng rất quan trọng, nó giúp cho quá trình sản xuất được liên tục và việc khai thác kho được hiệu quả. 

vị trí quản lý kho hàng

Vị trí quản lý kho hàng

Công việc của nhân viên quản lý nhà kho: 

  • Tiếp nhận và làm thủ tục xuất – nhập hàng hóa. 
  • Giám sát quá trình mua hàng. 
  • Sắp xếp, quản lý hàng hóa. 
  • Lên kế hoạch nhập hàng hóa định kỳ. 
  • Lập báo cáo với cấp trên khi số lượng kho hàng có biến động 

Với một người quản lý thì yêu cầu về kỹ năng, công việc sẽ cao hơn so vói vị trí khác. Cụ thể, là quản lý thì cần có kiến thức và các kỹ năng như: Kỹ năng quản lý, tổ chức, Kỹ năng lập phiếu nhập – xuất kho và quản lý sổ sách, Kỹ năng sắp xếp hàng hóa, Kỹ năng giao tiếp tốt, Kỹ năng sử dụng công cụ,… 

>> Bạn đọc quan tâm: Những sai lầm trong quản lý kho hàng có thể bạn đang mắc phải

Giám sát kho 

Giám sát kho là người giám sát các công việc liên quan đến hoạt động của nhà kho. Họ có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp, lưu trữ hay vận chuyển hàng hóa nhằm đảm bảo các hoạt động của kho được diễn ra theo một trình tự nhất định, chặt chẽ. Ngoài ra, họ cũng có trách nhiệm bảo quản cho hàng hoá được an toàn, hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. 

giám sát kho

Giám sát trong kho

Công việc của một người giám sát nhà kho gồm: 

Định hướng, đào tạo, phân công lao động, lập kế hoạch, huấn luyện, giám sát và quản lý nhân viên kho, nhân viên phụ kho.  

  • Đánh giá công việc hàng tuần, hàng tháng của nhân viên nhà kho. 
  • Đối chiếu số liệu, kiểm kê, vệ sinh nhà kho theo đúng tiêu chuẩn. 
  • Giám sát, báo cáo số lượng hàng hóa xuất – nhập, kiểm kê số lượng hàng hóa bị chênh lệch, tìm ra nguyên nhân. 
  • Quản lý và điều phối vận chuyển hàng hóa tồn kho với các phòng ban liên quan, đảm nhiệm tốt việc làm này, chắc chắn bạn sẽ được nhận diện là một thủ kho giỏi, hay giám sát kho có năng lực. 
  • Thực hiện các nguyên tắc an toàn lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy trong kho. 
  • Kiểm soát hàng hóa xuất nhập về mặt chứng từ, thời gian giao nhận hàng. 

Nhân viên kho 

Người làm việc ở bộ phận kho, đảm nhiệm các công việc như: nhập, cất, bảo quản, lập phiếu xuất/ nhập kho, lưu kho phục vụ mục đích lưu trữ, tránh thất thoát, hư hỏng hàng hoá hay gian lận. Với kho có quy mô nhỏ, thường thì nhân viên kho cũng giữ vai trò của một người thủ kho. 

Công việc cụ thể của một nhân viên nhà kho: 

  • Lập hồ sơ cho kho 
  • Chuẩn bị thủ tục xuất nhập hàng hóa 
  • Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu 
  • Sắp xếp hàng hóa trong kho 
  • Kiểm kê hàng hóa trong kho 

>> Hướng dẫn: Chia sẻ cách sắp xếp kho hàng khoa học, tối ưu diện tích

Thủ kho 

Thủ kho – Người đảm nhận trách nhiệm quản lý hàng hóa trong nhà kho, bao gồm tình trạng, số lượng, công đoạn từ lúc hàng được chuyển vào kho, xuất hàng ra khỏi kho và thống kê tồn kho. Với mỗi công ty, vai trò của thủ kho là vô cùng quan trọng. Vì thế ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, nhất là trong ngành logistics hay quản lý chuỗi cũng ứng, nhân viên thủ kho đều phải là những người có nghiệp vụ và kỹ năng tốt. 

thủ kho

Vị trí thủ kho

Thủ kho là một vị trí phức tạp với nhiều công việc, đòi hỏi nhân sự thông thạo kỹ năng cứng và các nghiệp vụ cần thiết, nhạy bén với công nghệ, tin học văn phòng, biết sử dụng các phần mềm quản lý hiện đại, cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực,… cùng nhiều kỹ năng mềm khác. Công việc của thủ kho cũng đa dạng, chẳng hạn như: 

  • Thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng hóa. 
  • Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu. 
  • Đặt hàng cho kho. 
  • Sắp xếp hàng hóa. 
  • Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa. 
  • Thực hiện đúng quy định về phòng cháy chữa cháy và các quy định về an toàn trong kho. 

Kỹ thuật viên bảo trì 

Kỹ thuật viên bảo trì là người chịu trách nhiệm về các loại máy móc, thiết bị và các loại tài sản khác của công ty, doanh nghiệp. Công việc của họ là kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa chúng.  

Nhân viên bảo trì có trách nhiệm đảm bảo cho máy móc, trang thiết bị cũng như các tài sản khác trong nhà kho luôn giữ ở tình trạng ổn định, có hiệu suất cao để giảm thiểu chi phí vận hành (sửa chữa, thay mới) cho công ty, doanh nghiệp,… 

Ngoài ra, công việc thường ngày của kỹ thuật viên bảo trì còn gồm cả trực các cuộc gọi báo cáo sự cố về hỏng hóc thiết bị, đưa cách hướng dẫn giải quyết sự cố đó. Với những vấn đề lớn, họ cũng cần thực hiện báo cáo để nhà quản trị nắm bắt thông tin, tìm cách giải quyết phù hợp. 

Trên đây là một số vị trí cần có trong kho hàng mà doanh nghiệp nào cũng cần phải biết và phải có. Ngoài ra, để kho hàng hoạt động trơn tru, hiệu quả, ngoài việc sở hữu những vị trí này thì cần phải có hệ thống giá đỡ hợp lý, an toàn. Một giải pháp lưu trữ thông minh đến từ Kệ công nghiệp VNT sẽ giúp hoạt động nhà kho của bạn được diễn ra hiệu quả.

Kệ công nghiệp VNT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *