Kho hàng là thành phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của mỗi doanh nghiệp. Đây là nơi được sử dụng để lưu trữ hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu,… Vậy kho hàng là gì? Chức năng chính của kho hàng là để làm gì? Hãy cùng Kệ công nghiệp VNT đi tìm hiểu ngay sau đây.
Kho hàng là gì?
Kho hàng là một địa điểm để lưu trữ và bảo quản hàng hóa chuẩn bị cho việc bán hoặc phân phối trong tương lai. Với kho gia đình hay kho cho một cửa hàng nhỏ lẻ có thể tận dụng không gian trống trong nhà, tầng hầm, hoặc gara để lưu trữ hàng.
Tuy nhiên, với các doanh nghiệp lớn thường sở hữu hoặc thuê những kho chuyên dụng, được thiết kế đặc biệt để chứa và quản lý hàng hóa một cách hiệu quả. Nơi này sẽ được xây dựng và trang bị đầy đủ thiết bị nhằm tối ưu hóa việc lưu trữ và vận hành.
Kho hàng là giữ hàng hóa được an toàn, bảo quản chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa quy trình giao hàng
Các chức năng chính của kho hàng
Kho hàng là thành phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Và để chứng minh cho điều này, hãy cùng xem 3 chức năng chính của kho hàng được Kệ công nghiệp VNT tổng hợp dưới đây:
– Xử lý đơn hàng: Kho hàng chịu trách nhiệm thu thập, đóng gói và vận chuyển hàng hóa theo đơn đặt hàng của khách. Đây là nhiệm vụ cốt lõi của kho hàng. Không chỉ chọn đúng sản phẩm mà còn phải đảm bảo đóng gói cẩn thận và vận chuyển an toàn, nguyên vẹn đến tay người nhận.
– Quản lý hàng tồn kho: Ngoài việc thực hiện xử lý đơn hàng, kho hàng còn phải quản lý lượng hàng tồn kho một cách hiệu quả. Nhiệm vụ này bao gồm theo dõi số lượng hàng có sẵn và đảm bảo rằng hàng hóa được bổ sung kịp thời để đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc quản lý tồn kho chính xác là rất quan trọng để tránh thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa.
– Lưu trữ và bảo quản hàng hóa: Kho hàng là nơi bảo quản hàng hóa được an toàn bao gồm việc ngăn ngừa những ảnh hưởng do thời tiết, môi trường, côn trùng, hoặc trộm cắp. Kho phải đảm bảo rằng hàng hóa được lưu trữ trong điều kiện an toàn và bảo mật, tránh hư hỏng và mất mát. Đây là một phần quan trọng trong việc duy trì hoạt động hiệu quả của kho hàng và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.
>> Tham khảo: Quy trình bảo quản hàng hóa trong kho
Tầm quan trọng của kho hàng trong chuỗi cung ứng hiện nay
Đảm bảo khả năng cung ứng liên tục
Một trong những yếu tố khiến kho hàng có tầm quan trọng hàng đầu trong chuỗi cung ứng đó là khả năng duy trì lượng hàng tồn kho đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng thiếu hàng, từ đó giữ chân khách hàng và tăng trưởng doanh thu.
Kho hàng giúp duy trì lượng hàng tồn kho đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường
Tối ưu hóa chi phí logistics
Kho hàng cho phép doanh nghiệp tập trung vào việc giảm thiểu chi phí vận chuyển bằng cách lên kế hoạch cho các đơn hàng, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Khi hàng hóa được lưu trữ tại kho, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch giao hàng một cách hiệu quả hơn, từ đó tiết kiệm chi phí logistics.
>> Xem ngay: Những giải pháp giảm chi phí Logistics cho doanh nghiệp
Cải thiện dịch vụ khách hàng
Bằng cách giữ hàng hóa gần với khu vực tiêu thụ, kho hàng giúp rút ngắn thời gian giao hàng. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ nhận được sản phẩm nhanh chóng hơn, tạo ra trải nghiệm tích cực và tăng sự hài lòng của họ.
Quản lý rủi ro tốt hơn
Kho hàng cũng giúp doanh nghiệp đối phó với các yếu tố không lường trước như suy thoái kinh tế hay thay đổi đột ngột về nhu cầu thị trường. Bằng cách có sẵn hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình.
Hỗ trợ kiểm soát chất lượng
Nhiều kho hàng hiện đại được trang bị công nghệ tiên tiến để theo dõi và kiểm soát chất lượng hàng hóa. Việc này không chỉ giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp đến khách hàng.
Kho ứng dụng công nghệ tự động hóa
Có thể thấy tầm quan trọng của kho hàng trong chuỗi cung ứng là không thể phủ nhận. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động hiệu quả mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng và cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để đạt được hiệu quả tối ưu, các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ và chiến lược quản lý kho hàng một cách hợp lý. Sự chú trọng vào quản lý kho hàng sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Hoạt động chính của kho bao gồm?
Các hoạt động chính diễn ra trong kho bao gồm:
- Tiếp nhận hàng hóa.
- Kiểm tra và xác nhận các mặt hàng.
- Vận chuyển hàng hóa nội bộ giữa các khu vực trong kho.
- Lưu trữ và bảo quản hàng hóa một cách an toàn.
- Chuẩn bị đơn hàng và tập hợp các mặt hàng cần thiết.
- Gửi hàng đến địa điểm yêu cầu.
- Quản lý tổng thể và xử lý thông tin liên quan đến kho, quy trình làm việc, nhu cầu,…
Kho hàng bao gồm những thành phần nào?
Khi xây dựng một kho hàng thì không thể thiếu các thành phần cấu thành sau đây:
- Hệ thống giá kệ kho hàng để chứa, lưu trữ hàng hóa một cách tối ưu.
- Hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng trong kho. Đặc biệt quan trọng cho hàng dễ hư hỏng như thực phẩm đông lạnh, dược phẩm, hoặc hóa chất.
- Phần mềm quản lý hàng tồn kho giúp theo dõi vị trí từng sản phẩm.
- Thiết bị vận chuyển như xe nâng, băng tải để di chuyển hàng hóa.
- Hệ thống vận chuyển hàng hóa để phục vụ đơn đặt hàng.
- Nhân viên vận hành trong kho, cùng với đội ngũ quản lý kho.
- Hệ thống bảo vệ hàng hóa.
Hệ thống giá đỡ được lắp đặt trong các kho hàng
Các loại kho hàng phổ biến hiện nay
Kho tư (Private Warehouse): Là các doanh nghiệp, các nhà cung cấp và đại lý bán lẻ tự sở hữu và quản lý kho riêng của họ để vận hành hoạt động phân phối. Đây là cách các doanh nghiệp đảm bảo có không gian lưu trữ riêng cho nhu cầu của họ.
Kho công (Public Warehouse): Kho công là những kho do chính phủ quản lý, nhưng có thể được các doanh nghiệp tư nhân sử dụng. Những doanh nghiệp này thuê kho để lưu trữ hàng hóa của họ. Kho công thường phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp không có khả năng xây dựng hoặc thuê kho riêng. Giải pháp này giúp họ tiết kiệm chi phí mà vẫn có kho để lưu trữ.
Kho bảo thuế (Bonded Warehouse): Kho bảo thuế là loại kho được cả chính phủ và các công ty tư nhân quản lý. Kho này dùng để lưu trữ hàng hóa nhập khẩu chưa nộp thuế. Các công ty tư nhân phải xin phép chính phủ để sử dụng kho bảo thuế. Điều này đảm bảo rằng các công ty tuân thủ quy định về nộp thuế cho chính phủ.
Kho hợp tác (Cooperative Warehouse): Kho hợp tác là kho thuộc sở hữu của các hợp tác xã. Những kho này thường được xem là dễ tiếp cận hơn vì mức giá thuê thường thấp hơn các loại kho khác. Mục đích của kho hợp tác không phải là kiếm lời, mà là hỗ trợ các thành viên hợp tác xã không có khả năng thuê kho với giá thị trường. Nó giúp các thành viên có cơ hội lưu trữ hàng hóa với chi phí hợp lý.
Trung tâm phân phối: Là những kho hàng lớn, được thiết kế để chứa một lượng hàng hóa cực kì lớn trong khoảng thời gian ngắn. Chúng hoạt động như một trạm trung chuyển, giúp vận chuyển hàng hóa nhanh chóng từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, nó là một điểm trung gian quan trọng trong chuỗi cung ứng, giúp tối ưu hóa việc luân chuyển hàng hóa và giảm thời gian giao hàng.
Một trung tâm phân phối hàng hóa
Ví dụ về kho hàng
Ví dụ về kho hàng bao gồm những nơi như: cửa hàng bán lẻ, trung tâm phân phối, kho lạnh, và trong các nhà máy sản xuất.
- Trong các cửa hàng bán lẻ, hàng hóa được cất giữ và sắp xếp gọn gàng trong kho, sau đó được chuyển đến tay khách hàng hoặc đến các cửa hàng khác.
- Tại các trung tâm phân phối đóng vai trò là điểm trung chuyển, lưu trữ và vận chuyển hàng hóa đến nhiều địa điểm khác nhau.
- Kho lạnh được thiết kế đặc biệt để bảo quản các mặt hàng dễ hư hỏng do nhiệt độ, như thực phẩm và thuốc men.
- Trong các nhà máy sản xuất cũng có thể có một kho riêng để chứa nguyên liệu, sản phẩm hoàn chỉnh, và các vật tư khác.
Những lưu ý để quản lý kho hàng hiệu quả
Áp dụng mô hình quản lý phù hợp
Hiện nay có hai mô hình phổ biến trong quản lý kho là FIFO (First In, First Out) và LIFO (Last In, First Out). Mô hình FIFO thích hợp cho hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn, trong khi LIFO thường áp dụng cho hàng hóa không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời gian. Việc chọn đúng mô hình sẽ giúp bạn quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn.
Xây dựng quy trình chuẩn, thống nhất
Quy trình giao nhận hàng hóa rõ ràng sẽ giúp giảm thiểu sai sót và tăng tốc độ xử lý đơn hàng. Hãy xác định rõ từng bước trong quá trình giao nhận, từ việc kiểm tra chất lượng hàng hóa đến việc đóng gói và vận chuyển. Một quy trình chuẩn mực sẽ giúp bạn kiểm soát hàng hóa tốt hơn.
Tối ưu hóa không gian kho
Không gian kho luôn là vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là khi lượng hàng hóa gia tăng. Hãy xem xét làm sao bố trí hàng hóa một cách hợp lý để tận dụng tối đa không gian sẵn có. Có thể sử dụng các loại kệ kho hàng hoặc các giải pháp lưu trữ khác để tối ưu hóa việc sử dụng diện tích kho.
Sắp xếp hàng hóa hợp lý giúp tối ưu hóa không gian trong kho
>> Tham khảo: 10 Cách sắp xếp hàng hóa trong kho đúng và tối ưu lưu trữ
Theo dõi tồn kho thường xuyên
Việc theo dõi hàng tồn kho là rất quan trọng để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu hàng hóa. Bạn nên thiết lập một lịch trình kiểm kê định kỳ để đảm bảo rằng thông tin về hàng tồn kho luôn chính xác. Nếu phát hiện ra bất kỳ sai lệch nào, hãy nhanh chóng điều chỉnh để duy trì sự ổn định trong quy trình vận hành.
Thu thập và phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu là một phần quan trọng trong quản lý kho hiện đại. Bằng cách thu thập và phân tích thông tin về hàng tồn kho, doanh thu, và xu hướng tiêu thụ, bạn có thể đưa ra các quyết định chiến lược hơn cho kho hàng của mình. Hãy sử dụng các công cụ phân tích để hiểu rõ hơn về hoạt động của kho.
Hi vọng Kệ công nghiệp VNT đã cung cấp thêm cho bạn một kiến thức hữu ích và giúp bạn nắm rõ được tầm quan trọng của kho hàng trong logistics cũng như những lưu ý để quản lý kho hàng hiệu quả. Nếu có thắc mắc, hãy phản hồi với chúng tôi bên dưới nhé!
Tin tức liên quan:
- 10 loại kho bãi phổ biến trong logistics hiện nay
- Cách vẽ sơ đồ kho hàng, lên layout kho nhanh và chuyên nghiệp

Tôi là Nguyễn Linh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 5 năm tư vấn setup giá kệ công nghiệp, kệ kho hàng. Tôi hy vọng những kiến thức mà mình chia sẻ có thể giúp mọi người xây dựng được hệ thống kho bãi hiệu quả, tối ưu diện tích và chi phí.