Hiện nay, quản lý chuỗi cung ứng vô cùng quan trọng để giúp các công ty tăng thứ hạng rõ rệt trên thị trường. Theo đó, các công ty lớn trên thế giới đang ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt để chiếm ưu thế về chuỗi cung ứng. Vậy quản lý chuỗi cung ứng là gì? Tầm quan trọng và các vấn đề thường gặp trong quản trị chuỗi cung ứng? Trong bài viết dưới đây, Kệ công nghiệp VNT sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về các vấn đề này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp quản trị chuỗi cung ứng tốt hơn.
Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là việc quản lý dòng hàng hóa dịch vụ, bao gồm quy trình quản lý và điều phối tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa.
Sơ đồ trong quản lý chuỗi cung ứng
Mục tiêu của chuỗi cung ứng là tối đa tổng giá trị của chuỗi tạo ra bằng cách sử dụng hiệu quả tài nguyên để làm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng. Các tài nguyên bao gồm: khả năng phân phối, dự trữ, lao động, lưu kho, đồng thời giữ mức chi phí của chuỗi cung ứng ở mức tối thiểu,…
Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng trong kinh doanh
Việc quản lý chuỗi cung ứng SCM đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp như: sản xuất, kinh doanh, xây dựng. Nếu quản lý tốt chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp vươn xa và nâng cao vị thế trên thị trường, tạo niềm tin với khách hàng. Theo thống kê, chuỗi cung ứng được quản trị tốt có thể giúp doanh nghiệp:
– Lượng hàng tồn kho giảm 25 – 60%
– Khả năng cung ứng hàng hóa tốt hơn 30 – 55%
– Dự báo sản xuất chính xác hơn 25 – 80%
– Lợi nhuận sau thuế tăng hơn 20%
Thông qua quản trị chuỗi cung ứng, hàng hóa sẽ được kiểm soát tốt cả ở đầu vào và đầu ra. Hàng hóa được cung ứng đến khách hàng kịp thời và đầy đủ, từ đó giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu các rủi ro không đáng có.
Quản lý chuỗi cung ứng tốt giúp doanh nghiệp cung ứng hàng hóa đến khách hàng kịp thời
Những vấn đề thường gặp trong quản trị chuỗi cung ứng
Nếu quản trị chuỗi cung ứng không tốt, kém hiệu quả sẽ dẫn đến rủi ro và tổn thất nặng nề cho các doanh nghiệp. Vì thế những vấn đề thường gặp trong quản trị chuỗi cung ứng khá quan trọng với các doanh nghiệp. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn liệt kê một số vấn đề trong quản trị chuỗi cung ứng thường hay gặp phải:
Mạng lưới và chiến lược phân phối
Đây là vấn đề quan trọng để đảm bảo xây dựng một mạng lưới hàng hóa linh hoạt và hiệu quả đáp ứng nhanh chóng và kịp thời những thay đổi của thị trường.
Theo đó, nhà quản lý cần xem xét lựa chọn vị trí cũng như công suất nhà kho, sản lượng sản xuất của từng loại sản phẩm tại từng nhà máy và tạo lập một dòng dịch chuyển hiệu quả giữa các đơn vị hay từ nhà máy đến nhà kho, từ nhà kho đến nhà bán lẻ,…
Kiểm soát hàng tồn để giảm thiểu chi phí tồn kho
Các nhà quản lý cần phải nắm bắt, phân tích và dự báo được nhu cầu thị trường để đưa ra quyết định về điểm đặt hàng lại và mức đặt hàng tối thiểu để nhằm giảm thiểu chi phí tồn kho. Đồng thời liên tục kiểm soát hàng tồn trong kho để phân tích và có sự quyết định đặt hàng phù hợp.
>> Tham khảo: Quy trình quản lý hàng tồn kho và phương pháp quản lý hiệu quả
Kiểm soát hàng tồn kho
Quản lý hợp đồng cẩn thận
Trong quản lý chuỗi cung ứng, việc quản lý các hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà cung ứng như hợp đồng mua bán vật tư/thuê thiết bị/thuê vận chuyển,… khá quan trọng vì nó cung cấp các thông tin cụ thể về hàng hóa, đơn giá, điều khoản thanh toán, giao hàng, chất lượng,…
Theo đó, hợp đồng giữa 2 bên cần được lưu giữ và bảo quản cẩn thận để phòng các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Xác định được nguồn cung bên ngoài
Doanh nghiệp cần xác định được hoạt động sản xuất nào thuộc năng lực cốt lõi, nên được xử lý hoàn tất ở nội bộ, và hoạt động nào nên mua từ nguồn cung bên ngoài và cần phân tích được những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng nguồn cung cấp bên ngoài.
Thiết kế sản phẩm
Thay đổi thiết kế sản phẩm là vấn đề quan trọng trong chuỗi cung ứng vì việc thiết kế đòi hỏi khá nhiều chi phí. Do vậy, nhà quản lý cần xác định khi nào thì nên thực hiện thay đổi thiết kế và sự thay đổi đó mang lại lợi nhuận và rủi ro như thế nào.
Giá trị khách hàng
Đo lường, đánh giá hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mang lại cho khách hàng điều gì là vấn đề không thể thiếu giúp doanh nghiệp đưa ra những điều chỉnh hợp lý nhằm gia tăng hơn nữa giá trị khách hàng trong chuỗi cung ứng.
Công nghệ thông tin
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành phần tham gia khác nhau, lượng thông tin dữ liệu rất lớn nên sẽ rất khó khăn để quản trị hiệu quả. Theo đó, phải cần đến sự hỗ trợ của phần mềm để cập nhật thông tin và dữ liệu một cách chính xác, kịp thời,…
Hiện nay, để giải quyết các vấn đề trong quản lý chuỗi cung ứng, một số doanh nghiệp đã lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng. Phần mềm là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các hoạt động của chuỗi cung ứng, từ lập kế hoạch vật tư, quản lý hợp đồng mua/bán/thuê vật tư, thiết bị, đến quản lý nhà cung cấp, khách hàng, bảng giá,…
Đồng thời, các doanh nghiệp có thể quản lý kho, điều hành công việc, nhân sự,… hay theo dõi các hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Trong các hoạt động về thương mại hiện nay, nếu chuỗi cung ứng bị gián đoạn thì không chỉ gây ra những mất mát tài chính mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín thương hiệu và lòng tin của khách hàng. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu cơ bản về tầm quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng, cũng như các vấn đề thường gặp.
Bạn đọc quan tâm:
- Quản lý logistics và tầm quan trọng với kho hàng
- Chức năng và vai trò của kho hàng trong chuỗi cung ứng
Tôi là Nguyễn Linh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 5 năm tư vấn setup giá kệ công nghiệp, kệ kho hàng. Tôi hy vọng những kiến thức mà mình chia sẻ có thể giúp mọi người xây dựng được hệ thống kho bãi hiệu quả, tối ưu diện tích và chi phí.