Chi phí hàng tồn kho là gì? Cách tính chi phí tồn kho

Để hiểu hơn về chi phí hàng tồn kho, bài viết dưới đây sẽ làm rõ các chi phí hàng tồn kho bao gồm những gì? Một số cách tính chi phí hàng tồn kho phổ biến nhất hiện nay.  

Xem ngay:

Chi phí hàng tồn kho là gì? 

chi phí hàng tồn kho

Chi phí hàng tồn kho là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần phải có chi phí hàng tồn kho để duy trì hoạt động, tránh việc gián đoạn sản xuất do thiếu hụt nguyên liệu hoặc thiếu sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vậy chi phí hàng tồn kho là gì?

Theo tiếng Anh sẽ có tên gọi là Inventory Cost, là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu khi dự trữ thành phẩm và nguyên liệu để phục vụ khách hàng. Có thể hiểu theo cách khác là chi phí liên quan đến việc mua sắm, lưu trữ và quản lý hàng tồn kho. Nó bao gồm các chi phí như chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển và chi phí dự trữ hàng tồn kho. 

Chi phí hàng tồn kho bao gồm những gì? 

Các loại chi phí tăng khi hàng tồn kho tăng 

– Chi phí lưu trữ là khoản phí phát sinh có liên quan đến việc tồn trữ hàng trong kho. 

– Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng: nếu lượng bán thành phẩm tồn kho quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sản xuất. 

– Chi phí phối hợp sản xuất: Do hàng tồn lớn nên cần phải có thêm nhân lực để hàng lưu thông.

– Chi phí về chất lượng của lô hàng lớn: nếu lô hàng nhỏ hơn có thể giảm được tỷ lệ hàng kém phẩm chất. 

chi phí cho hàng tồn kho

Chi phí hàng tồn kho tăng làm chi phí lưu trữ tăng

Các loại chi phí giảm khi hàng tồn kho tăng 

– Chi phí đặt hàng: Số lần đặt hàng ít thì chi phí đặt hàng hàng sẽ thấp hơn.

– Chi phí thiếu hụt tồn kho: nếu thiếu hụt nguyên vật liệu sản xuất sẽ dẫn đến mất doanh thu và cần phải có dự trữ bổ sung hay gọi là dự trữ an toàn.

– Chi phí mua hàng: mua nguyên vật liệu với kích thước lô hàng lớn sẽ làm tăng chi phí tồn trữ nhưng chi phí mua hàng thấp hơn.

– Chi phí chất lượng khởi động: nếu chi phí cho mỗi lần vận hành sản xuất sẽ ít hơn nếu sản xuất nhiều mặc dù lượng hàng tồn kho tăng.

>>> Gợi ý: Top 5 phần mềm quản lý kho hàng hiệu quả

Một số cách tính chi phí hàng tồn kho phổ biến

Tính chi phí hàng tồn kho theo Pallet

Đây là một trong những cách tính phí hàng tồn khá phổ biến, ưu điểm của  cách này là hàng hóa được lưu trữ gọn gàng, dễ tính phí lưu trữ. Phí lưu kho sẽ được tính theo từng đơn vị pallet. Lưu bao nhiêu pallet sẽ tương ứng với số phí cần phải trả.

chi phí hàng tồn kho theo Pallet

Tính chi phí hàng tồn theo số pallet hàng

Cũng có thể quy đổi pallet thành m2 hoặc m3 để tính. Thông thường, lưu kho theo pallet sẽ phù hợp với những dạng hàng hóa có kích thước đồng bộ. Hàng hóa sẽ được chất lên pallet sau đó đóng gói rồi chuyển lên kệ chứa pallet để lưu trữ.

Tính hàng tồn kho theo thể tích

Ưu điểm của cách tính này là vừa giúp cho đơn vị lưu trữ tiết kiệm không gian, vừa giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí. Nếu lưu kho theo m3 thì hàng hóa của bạn sẽ được chất lên các ô kệ tiêu chuẩn. 

Thể tích được hiểu là không gian mà hàng hóa chiếm trong kho lưu trữ, tính theo dài x rộng x cao. Để tính phí lưu trữ, chỉ việc lấy số mét khối nhân với đơn giá thuê kho của 1 mét khối. 

Tính hàng tồn kho dựa vào diện tích

Với cách tính này thì không gian thuê được tính theo diện tích sàn của kho là dài x rộng. Tuy nhiên, sẽ cao hơn phí thuê theo m3. Thông thường hình thức này phù hợp với những mặt hàng nặng, kích cỡ cao lớn như đồ nội thất, kim loại, máy móc,…

Ưu điểm là có thể tự do sắp xếp, chất hàng hóa trong không gian hợp lý theo ý muốn. Xuất nhập hàng, thay đổi số lượng hàng một cách linh hoạt mà không phải lo lắng về chi phí phát sinh.

Tính hàng tồn kho dựa vào diện tích

Tính chi phí tồn kho theo diện tích

Tính phí lưu kho tự quản

Hình thức tính phí tồn kho tự quản là mở rộng thuê kho theo m2. Tùy nhu cầu để thuê số m2 phù hợp với lượng hàng hóa. Với phương thức này, khách hàng tùy ý được sắp xếp, bố trí hàng hoá tuỳ ý. 

Chi phí sẽ được thỏa thuận theo diện tích kho cũng khư thời gian lưu kho. Tuy vậy, vẫn cần nhân viên quản kho để thực hiện quản lý kho, xuất nhập hàng hóa trong kho,…

Tính phí lưu kho theo thùng hàng

Tức là dựa trên tổng số thùng hàng để báo giá hợp lý. Cách tính này thường dùng cho các kiện hàng được đóng gói cố định và hàng hóa phải có kích thước và khối lượng tương đồng.

>> Tham khảo: Các mô hình quản lý hàng tồn kho tiêu biểu hiện nay

Tổng kết: Bài viết đã làm rõ vấn đề chi phí hàng tồn kho bao gồm những gì và đề xuất một số cách tính chi phí hàng tồn kho phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để tính chi phí tồn kho hợp lý nhất.

Kệ công nghiệp VNT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *