Việc tuân thủ các tiêu chuẩn lối đi trong kho sẽ giúp cho việc di chuyển người cũng như thiết bị được thuận tiện hơn, góp phần giảm thiểu tai nạn, tăng năng suất và tối ưu hóa không gian lưu trữ. Dưới đây, Kệ công nghiệp VNT sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về các tiêu chuẩn này để thấy được tầm quan trọng và cách áp dụng chúng vào thực tiễn.
Tại sao cần thiết kế lối đi trong kho?
Tiêu chuẩn lối đi trong kho được thiết kế nhằm mục đích sau:
– Đảm bảo an toàn cho người lao động: Một lối đi rộng rãi, được thiết kế khoa học giúp người vận hành xe nâng, công nhân và nhân viên làm việc trong kho có thể di chuyển dễ dàng, tránh va chạm, ngã hoặc bị thương.
Ví dụ, việc thiết kế lối đi bằng phẳng sẽ giúp xe nâng di chuyển dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng mất kiểm soát và gây tai nạn khi di chuyển trong kho.
– Nâng cao hiệu suất làm việc: Lối đi được thiết kế phù hợp với lưu lượng hàng hóa, loại xe nâng và hoạt động trong kho, giúp việc di chuyển hàng hóa được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn, thúc đẩy năng suất làm việc của toàn bộ kho hàng.
– Tối ưu hóa không gian lưu trữ: Tìm kiếm sự cân bằng giữa diện tích lối đi và diện tích lưu trữ là điều quan trọng trong thiết kế kho. Tiêu chuẩn lối đi trong kho phù hợp giúp tối ưu hóa không gian lưu trữ, tăng cường khả năng lưu trữ mà không ảnh hưởng đến sự an toàn và hiệu quả vận hành. Thiết kế lối đi vừa đủ rộng để đảm bảo sự an toàn, nhưng cũng không chiếm quá nhiều diện tích lưu trữ.
– Giảm chi phí vận hành: Việc thiết kế tiêu chuẩn lối đi trong kho sẽ giúp quy trình vận hành trong kho được trơn tru hơn, tiết kiệm thời gian, giảm hao phí năng lượng chi phí bảo trì. Từ đó có thể tăng tuổi thọ của sản phẩm hay các công cụ, thiết bị trong nhà kho.
Thiết kế lối đi giúp nâng cao hiệu suất, giảm chi phí, tối ưu lưu trữ
Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế lối đi trong kho
Việc thiết kế lối đi trong kho phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Đặc điểm của nhà kho
Mỗi loại kho hàng có những đặc điểm riêng về quy mô, loại hàng hóa lưu trữ, điều kiện môi trường, dẫn đến các tiêu chuẩn lối đi trong kho khác nhau.
Ví dụ: Kho hàng lạnh cần có lối đi được thiết kế với vật liệu cách nhiệt tốt, hệ thống thông gió và chiếu sáng đặc biệt để duy trì nhiệt độ ổn định. Kho hàng chứa hóa chất, hàng nguy hiểm lại phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về an toàn, phòng cháy chữa cháy, đòi hỏi lối đi có chiều rộng và thiết kế đặc biệt.
Kho hàng tự động hóa và kho hàng truyền thống cũng sẽ có những yêu cầu về lối đi khác nhau. Kho tự động sẽ cần có lối đi rộng hơn cho robot tự hành, được thiết kế theo đường dẫn định sẵn, đảm bảo robot có thể di chuyển an toàn và hiệu quả. Ngược lại, kho hàng truyền thống sử dụng chủ yếu nhân công vận hành xe nâng cần có sự linh hoạt hơn trong thiết kế lối đi, đáp ứng nhu cầu di chuyển và hoạt động của con người.
Kích thước, loại xe nâng
Xe nâng là thiết bị vận chuyển hàng hóa quan trọng trong kho, do đó, thiết kế lối đi phải ưu tiên đáp ứng cho hoạt động của xe nâng. Trong đó:
- Chiều rộng lối đi cần đủ rộng để xe nâng có thể di chuyển dễ dàng, bao gồm cả chiều rộng của xe cùng khoảng cách an toàn để tránh va chạm với các kệ kho hàng, tường hoặc các thiết bị khác.
- Việc lựa chọn loại xe nâng cũng phải được xem xét kỹ lưỡng, ví dụ, xe nâng tay, xe nâng điện hay xe nâng tự động sẽ có chiều rộng, bán kính quay vòng khác nhau, ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lối đi trong kho.
- Xe nâng càng lớn, chiều rộng lối đi càng phải lớn để đảm bảo an toàn.
Lối đi cho xe tự hành
Kích thước, loại hàng hóa cần lưu trữ
Hàng hóa có kích thước lớn, cồng kềnh cần thêm khoảng trống cho việc di chuyển và thao tác, đòi hỏi lối đi rộng hơn so với hàng hóa có kích thước nhỏ gọn.
Ví dụ, kho hàng chuyên chứa các container cỡ lớn cần có lối đi rộng hơn nhiều so với kho hàng chuyên chứa các thùng, pallet hàng thông thường.
Ngoài kích thước, trọng lượng hàng hóa cũng là yếu tố cần xem xét. Hàng hóa có trọng lượng lớn cần lối đi được xây dựng với cấu trúc nền chắc chắn hơn, có khả năng chịu tải cao để tránh xảy ra tai nạn, sụt, lún.
Tần suất lưu thông hàng hóa
Tần suất lưu thông hàng hóa ảnh hưởng đến quy mô và thiết kế của lối đi. Nơi có lưu lượng hàng hóa lớn, đặc biệt là các lối đi chính, cần được thiết kế rộng hơn so với những khu vực có lưu lượng hàng hóa thấp.
Việc phân tích và dự đoán lưu lượng hàng hóa là điều quan trọng trong giai đoạn thiết kế kho. Nên lập biểu đồ thể hiện tần suất lưu thông, loại hàng hóa và hướng di chuyển của chúng để từ đó xây dựng tiêu chuẩn lối đi trong kho tối ưu.
Việc thiết kế lối đi quá hẹp ở các khu vực có lưu lượng lớn dễ dẫn đến tình trạng ùn tắc, chậm trễ trong vận chuyển, làm gián đoạn hoạt động và giảm năng suất. Ngược lại, lối đi quá rộng ở những khu vực lưu lượng ít sẽ làm lãng phí diện tích lưu trữ hàng hóa.
Tần suất lưu thông hàng hóa cũng ảnh hưởng tới lối đi trong kho
Các quy định về tiêu chuẩn lối đi trong kho
Khoảng cách an toàn giữa lối đi và kệ kho hàng
Khoảng cách giữa lối đi và kệ kho hàng cần đảm bảo:
- Xe nâng có thể di chuyển dễ dàng, tránh va chạm với kệ hàng, đặc biệt đối với các kệ hàng có chiều cao lớn.
- Thiết kế lối đi không đủ rộng, hoặc khoảng cách giữa lối đi và kệ hàng quá gần dễ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc như xe nâng va chạm với kệ, làm đổ hàng hóa, gây nguy hiểm cho người vận hành xe nâng hoặc những người xung quanh.
- Khoảng cách an toàn này thường được quy định trong bản vẽ thiết kế kho hàng và tùy thuộc vào loại kệ hàng, chiều cao của kệ, loại xe nâng được sử dụng.
Khoảng cách an toàn giữa lối đi và các thiết bị khác
Bên cạnh kệ hàng, trong kho còn có nhiều thiết bị khác như hệ thống phun nước chữa cháy, đường ống dẫn khí, thiết bị điện… Cần thiết kế lối đi với khoảng cách an toàn thích hợp để tránh va chạm với các thiết bị này, đảm bảo người lao động không bị nguy hiểm và không gây hư hại.
Việc đảm bảo khoảng cách an toàn là điều bắt buộc trong mọi kho hàng, đặc biệt là kho hàng chứa các chất dễ cháy hoặc các thiết bị điện có điện áp cao.
Khoảng cách an toàn giữa lối đi và tường
Tường kho cũng cần có khoảng cách an toàn để xe nâng có thể di chuyển dễ dàng, tránh va chạm. Khoảng cách an toàn tối thiểu cần đảm bảo xe nâng có thể quay đầu, hoặc di chuyển linh hoạt trong những trường hợp bất ngờ.
Tiêu chuẩn lối đi trong kho thường khuyến cáo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa xe nâng và tường là 0,5 mét.
Khoảng cách an toàn giữa lối đi và tường là 0,5m
Đánh dấu, phân chia lối đi trong kho
Sử dụng sơn kẻ vạch để phân chia các lối đi, khu vực cấm, khu vực nguy hiểm trong kho.
Ví dụ như kẻ vạch màu vàng để phân biệt với lối đi dành cho xe nâng, màu trắng hoặc xanh để phân biệt lối đi cho người đi bộ.
Vạch kẻ phải được thiết kế với độ rộng và độ bền phù hợp để đảm bảo tính rõ ràng, dễ nhìn thấy, kể cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Có thể kết hợp với các biển báo để tạo nên một hệ thống cảnh báo toàn diện trong kho hàng.
Những thiết kế lối đi trong kho được sử dụng phổ biến
Có nhiều kiểu thiết kế lối đi khác nhau, được lựa chọn tùy thuộc vào đặc điểm và loại hình kho hàng. Trong đó phổ biến nhất là các kiểu sau:
Lối đi thẳng
Kiểu thiết kế này đơn giản, dễ thi công, phù hợp với kho hàng có diện tích lớn, lưu lượng hàng hóa lớn, hàng hóa lưu trữ tương đối đồng nhất.
- Lối đi được bố trí song song với các kệ hàng, tạo ra các tuyến đường di chuyển thẳng hàng, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
- Kiểu thiết kế này giúp tối ưu hóa không gian lưu trữ, nhưng cần phải tính toán cẩn thận để đảm bảo khoảng cách an toàn giữa lối đi và kệ hàng.
Thiết kế lối đi thẳng
Lối đi chữ L
Kiểu thiết kế này thích hợp với các kho hàng có diện tích hạn chế, cần tận dụng tối đa không gian lưu trữ.
- Lối đi được bố trí theo hình chữ L, giúp kết nối các khu vực lưu trữ khác nhau, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa.
- Tuy nhiên, kiểu thiết kế này có thể gây khó khăn trong việc di chuyển xe nâng, đặc biệt là ở các góc cua.
>> Xem thêm: Giải pháp thu hẹp lối đi cho xe nâng giúp tăng năng suất
Lối đi chữ U
Kiểu thiết kế này thường được sử dụng trong kho hàng có quy mô lớn, nhiều khu vực lưu trữ.
- Lối đi được bố trí theo hình chữ U, kết nối các khu vực lưu trữ với nhau.
- Kiểu thiết kế này đảm bảo tính linh hoạt trong việc di chuyển hàng hóa, nhưng cần phải tính toán cẩn thận để tránh gây tắc nghẽn.
Kệ Narrow Aisle là giải pháp hoàn hảo giúp doanh nghiệp giảm thiếu, thu hẹp lối đi cho xe nâng tối đa. Kệ công nghiệp VNT hiểu rằng một lối đi tối ưu không chỉ đơn giản là tăng thêm không gian lưu trữ hàng hóa cho doanh nghiệp mà còn giúp giảm thiểu chi phí, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Việc thiết kế và vận hành kho hàng cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn lối đi trong kho, bao gồm xác định chiều rộng, khoảng cách an toàn,… Nhờ đó có thể giúp giảm thiểu tai nạn lao động, tăng năng suất, và tối ưu hóa không gian lưu trữ. Hi vọng những thông tin được chúng tôi cung cấp trên đây có thể giúp bạn đọc tối ưu hóa được lối đi trong kho cũng như không gian lưu trữ.
Tôi là Nguyễn Linh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 5 năm tư vấn setup giá kệ công nghiệp, kệ kho hàng. Tôi hy vọng những kiến thức mà mình chia sẻ có thể giúp mọi người xây dựng được hệ thống kho bãi hiệu quả, tối ưu diện tích và chi phí.