Trong vận chuyển hàng hóa, logistics cụm từ: “kho ngoại quan” xuất hiện khá nhiều. Vậy kho ngoại quan là gì? Điều kiện thủ tục cấp phép kho ngoại quan. Các quy định về thuê kho ngoại quan và so sánh kho ngoại quan với kho bảo thuế và kho thông thường. Hãy cùng Kệ công nghiệp VNT đi tìm hiểu chi tiết hơn sau đây.
Kho ngoại quan là gì?
Kho ngoại quan là một khu vực đặc biệt được chỉ định bởi cơ quan hải quan, nằm trong lãnh thổ Việt Nam nhưng được coi là nằm ngoài lãnh thổ hải quan. Tại đây, hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu có thể được lưu giữ, bảo quản và xử lý mà không phải chịu các thủ tục hải quan thông thường như nộp thuế hay kiểm tra chi tiết.
Vì thế, theo pháp lý thì hàng hóa nhập kho ngoại quan chưa chính thức nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng hóa có thể được lưu trữ tại đây trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải nộp thuế nhập khẩu hoặc các loại thuế khác. Chỉ khi hàng hóa được đưa ra khỏi kho ngoại quan để tiêu thụ, các thủ tục hải quan và nghĩa vụ thuế mới được áp dụng.
Kho ngoại quan hoạt động như một “vùng đệm” giữa thị trường quốc tế và thị trường nội địa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc quản lý chuỗi cung ứng và tối ưu hóa chi phí logistics.
Hàng hóa gửi kho ngoại quan là gì?
Hàng hóa gửi kho ngoại quan là những sản phẩm, vật phẩm được đưa vào lưu giữ tại kho ngoại quan mà chưa hoàn thành các thủ tục hải quan thông thường như nộp thuế, kiểm tra chi tiết hay kiểm dịch. Đây có thể là hàng hóa nhập khẩu đang chờ để đưa vào thị trường nội địa, hoặc hàng hóa xuất khẩu đang chờ được vận chuyển ra nước ngoài.
Hàng hóa gửi kho ngoại quan có thể được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là từ 6 tháng đến 1 năm, và có thể được gia hạn tùy theo quy định của từng kho ngoại quan và sự chấp thuận của cơ quan hải quan.
Điều kiện, thủ tục cấp phép hoạt động kho ngoại quan
Điều kiện công nhận kho ngoại quan
- Khu vực đề nghị công nhận kho bãi ngoại quan bao gồm:
– Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;
– Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật;
Có thể đề nghị làm kho ngoại quan trong các khu công nghiệp
– Khu kinh tế cửa khẩu;
– Khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics.
- Tường rào
Kho, bãi ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
- Diện tích
– Kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn, cảng hàng không quốc tế,… phải có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2;
– Kho ngoại quan chuyên dùng có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2.
Kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 1000m2
– Kho ngoại quan nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 4.000 m2, kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2.
– Bãi ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.
- Phần mềm và camera
Đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng,… Đồng thời có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý.
So sánh kho ngoại quan và kho thường
Theo dõi bảng so sánh một số tiêu chí về pháp lý, quản lý và thời gian lưu trữ của kho ngoại quan so với kho thường:
Tiêu chí so sánh | Kho ngoại quan | Kho thường |
Pháp lý | Nằm ngoài lãnh thổ hải quan |
Nằm trong lãnh thổ hải quan
|
Quản lý | Chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan hải quan. Mọi hoạt động nhập, xuất, xử lý hàng hóa trong kho ngoại quan đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt và được ghi chép, báo cáo đầy đủ |
Quy trình quản lý đơn giản hơn và chủ yếu do doanh nghiệp tự quản lý.
|
Thời gian lưu kho | Có thể lưu kho trong thời gian lâu hơn |
Lưu kho trong thời gian ít hơn kho ngoại quan
|
So sánh kho ngoại quan và kho bảo thuế
Dưới đây là bảng so sánh giữa kho bảo thuế và kho ngoại quan để bạn hiểu hơn về tính chất và đặc điểm của 2 loại kho này:
So sánh | Kho ngoại quan | Kho bảo thuế |
Khái niệm | Kho ngoại quan là kho chuyên lưu trữ các hàng hóa đã làm thủ tục hải quan, chuẩn bị xuất khẩu, hoặc các mặt hàng từ nước ngoài chuẩn bị đưa vào Việt Nam hoặc quá cảnh tại Việt Nam chờ xuất sang nước thứ ba. | Kho bảo thuế là kho sẽ chuyên chứa các vật tư, nguyên liệu đã được thông quan (nhưng chưa nộp thuế) để phục vụ cho hoạt động sản xuất. |
Loại hàng hóa lưu trữ | – Hàng nhập khẩu đang chờ hoàn thiện thủ tục, chuẩn bị đưa vào thị trường Việt Nam.
– Hàng quá cảnh chuẩn bị xuất khẩu sang nước thứ ba. – Hàng hóa chuẩn bị xuất khẩu, đã hoàn tất thủ tục hải quan. – Hàng buộc phải tái xuất. |
– Đa dạng nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của kho bảo thuế.
– Các mặt hàng này đã thông quan nhưng chưa nộp thuế. |
Thời hạn thuê kho | Không quá 12 tháng được tính từ ngày đưa hàng vào kho. | Không quá 12 tháng, tính từ ngày đưa nguyên liệu vật tư vào kho. |
Các hoạt động, dịch vụ được thực hiện trong kho | – Gia cố kiện hàng, đóng gói bao bì, chia gói, đóng ghép, phân loại,…
– Chuyển quyền sở hữu. – Lấy mẫu hàng để đáp ứng yêu cầu làm thủ tục hải quan hoặc quản lý. – Nếu hàng hóa là hóa chất, xăng dầu,… nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu có thể thực hiện hoạt động pha chế hoặc chuyển đổi chủng loại hàng. |
– Nguyên vật liệu nhập vào kho bảo thuế chỉ dùng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chính công ty đó.
– Việc quản lý theo dõi số liệu và tình trạng nguyên vật liệu trong kho bảo thuế phải tuân thủ theo các quy định của luật kế toán, thống kê. |
Thủ tục hải quan | – Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài nhập kho ngoại quan.
– Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan hoặc từ nội địa nhập kho ngoại quan. – Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài. – Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan. – Thủ tục hải quan đối với hàng xuất kho ngoại quan để vận chuyển đến kho ngoại quan khác. |
Thủ tục Hải quan với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế thực hiện như thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, trừ thủ tục nộp thuế.
|
Thủ tục cấp Giấy phép thành lập kho ngoại quan
- Hồ sơ xin thành lập kho ngoại quan bao gồm các giấy tờ như sau:
– Đơn xin thành lập kho ngoại quan.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi.
– Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi.
Khi doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ các giấy tờ cần thiết và gửi hồ sơ đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp xin thành lập kho ngoại quan. Trong vòng 30 ngày, Cục Hải quan tỉnh, thành phố sẽ tiến hành kiểm tra và báo cáo Tổng cục Hải quan và ra quyết định cấp Giấy phép thành lập kho ngoại quan, hoặc có văn bản trả lời không đủ điều kiện cấp giấy phép.
>> Xem thêm: Thuê kho có phải đăng ký địa điểm kinh doanh không?
- Tổng cục Hải quan rút Giấy phép hoạt động kho ngoại quan các trường hợp sau:
– Chủ kho ngoại quan có đề nghị rút giấy phép hoạt động.
– Chủ kho ngoại quan có vi phạm pháp luật.
– Trong thời hạn 6 tháng không đưa kho vào hoạt động mà không có lý do chính đáng.
Các khu vực được thành lập kho ngoại quan
Không phải nơi nào cũng đủ điều kiện để thành lập kho ngoại quan. Dưới đây là các khu vực đủ điều kiện được thành lập kho ngoại quan, bao gồm:
– Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, là nơi đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu.
Kho ngoại quan được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
– Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc biệt khác.
– Kho ngoại quan, hàng hóa, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Các quy định về thuê kho ngoại quan
- Đối tượng thuê kho ngoại quan
– Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Hợp đồng thuê kho ngoại quan
– Hợp đồng thuê kho ngoại quan do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
– Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận (nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan).
– Quá thời hạn thuê kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan thì Cục Hải quan tổ chức thanh lý hàng hóa gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.
Quy trình xử lý hàng hóa trong kho ngoại quan
Quy trình xử lý hàng hóa trong kho ngoại quan bao gồm các bước chính sau đây:
– Nhập kho: Khi hàng hóa được vận chuyển đến, nó sẽ được kiểm tra sơ bộ về số lượng, tình trạng bên ngoài và các thông tin liên quan. Sau đó, hàng hóa sẽ được đưa vào vị trí lưu trữ trong kho.
– Lưu kho và bảo quản: Trong thời gian lưu kho, hàng hóa sẽ được bảo quản trong điều kiện phù hợp để đảm bảo chất lượng. Đối với một số loại hàng hóa đặc biệt như thực phẩm, dược phẩm, có thể cần các điều kiện bảo quản đặc biệt như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.
Lưu trữ và bảo quản hàng hóa trong kho ngoại quan
– Kiểm tra, giám sát: Cơ quan hải quan sẽ thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất để đảm bảo hàng hóa được lưu giữ đúng quy định.
– Xử lý hàng hóa: Trong một số trường hợp, hàng hóa có thể được xử lý trong kho ngoại quan, ví dụ như đóng gói lại, dán nhãn, phân loại. Tuy nhiên, các hoạt động này phải tuân thủ quy định của pháp luật và được sự chấp thuận của cơ quan hải quan.
– Xuất kho: Khi đến thời điểm xuất kho, doanh nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục hải quan cần thiết. Nếu hàng hóa được đưa vào tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định. Nếu hàng hóa được xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục xuất khẩu thông thường.
Trên đây là thông tin chi tiết của Kệ công nghiệp VNT về kho ngoại quan là gì. Hiểu rõ về hàng hóa gửi kho ngoại quan, quy trình xử lý và các loại hàng hóa có thể lưu trữ là rất cần thiết. Việc xây dựng kho ngoại quan cần thủ tục và điều kiện rất phức tạp. Nhưng nếu bạn sử dụng kệ kho hàng của Kệ công nghiệp VNT thì chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí thông tin đăng kí thành lập kho ngoại quan cho bạn.
Bạn đọc quan tâm:
- Kho trung chuyển là gì? Các loại hình kho trung chuyển hiện nay
- Kho tổng hợp là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng và giải pháp tối ưu
Tôi là Nguyễn Linh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 5 năm tư vấn setup giá kệ công nghiệp, kệ kho hàng. Tôi hy vọng những kiến thức mà mình chia sẻ có thể giúp mọi người xây dựng được hệ thống kho bãi hiệu quả, tối ưu diện tích và chi phí.