Kho ngoại quan là gì? Điều kiện thành lập kho ngoại quan

Trong vận chuyển hàng hóa, logistics cụm từ: “kho ngoại quan” xuất hiện khá nhiều. Vậy kho ngoại quan là gì? Điều kiện thủ tục cấp phép kho ngoại quan. Các quy định về thuê kho ngoại quan và so sánh kho ngoại quan với kho bảo thuế. Hãy cùng kệ công nghiệp VNT đi tìm hiểu chi tiết hơn sau đây.

kho ngoại quan là gì

Kho ngoại quan là gì?

Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu trữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hay hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam. (Theo Khoản 10, Điều 4 Luật Hải quan năm 2014).

Lưu ý: Nếu theo dịch vụ giao hàng, kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ đối với hàng hóa từ nước ngoài. 

Điều kiện, thủ tục cấp phép hoạt động kho ngoại quan

Điều kiện công nhận kho ngoại quan

  • Khu vực đề nghị công nhận kho bãi ngoại quan bao gồm: 

– Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;

– Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật;

khu công nghiệp

Có thể đề nghị làm kho ngoại quan trong các khu công nghiệp

– Khu kinh tế cửa khẩu;

– Khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics.

  • Tường rào

Kho, bãi ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

  • Diện tích

– Kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn, cảng hàng không quốc tế,… phải có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2;

– Kho ngoại quan chuyên dùng có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2.

điều kiện mở kho ngoại quan 2

Kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 1000m2

– Kho ngoại quan nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 4.000 m2, kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2.

– Bãi ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.

  • Phần mềm và camera

Đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng,… Đồng thời có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý.

Thủ tục cấp Giấy phép thành lập kho ngoại quan

  • Hồ sơ xin thành lập kho ngoại quan bao gồm các giấy tờ như sau:

– Đơn xin thành lập kho ngoại quan.

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi.

– Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi.

Khi doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ các giấy tờ cần thiết và gửi hồ sơ đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp xin thành lập kho ngoại quan. Trong vòng 30 ngày, Cục Hải quan tỉnh, thành phố sẽ tiến hành kiểm tra và báo cáo Tổng cục Hải quan và ra quyết định cấp Giấy phép thành lập kho ngoại quan, hoặc có văn bản trả lời không đủ điều kiện cấp giấy phép.

  • Tổng cục Hải quan rút Giấy phép hoạt động kho ngoại quan các trường hợp sau: 

– Chủ kho ngoại quan có đề nghị rút giấy phép hoạt động.

– Chủ kho ngoại quan có vi phạm pháp luật. 

– Trong thời hạn 6 tháng không đưa kho vào hoạt động mà không có lý do chính đáng.

Các khu vực được thành lập kho ngoại quan

Không phải nơi nào cũng đủ điều kiện để thành lập kho ngoại quan. Dưới đây là các khu vực đủ điều kiện được thành lập kho ngoại quan, bao gồm:

– Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, là nơi đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu.

kho ngoại quan

Kho ngoại quan được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

–  Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc biệt khác.

– Kho ngoại quan, hàng hóa, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

>> Tham khảo các mẫu kệ kho sử dụng trong kho ngoại quan tại đây

Các quy định về thuê kho ngoại quan

  • Đối tượng thuê kho ngoại quan

– Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài.

  • Hợp đồng thuê kho ngoại quan

– Hợp đồng thuê kho ngoại quan do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thỏa thuận theo quy định của pháp luật.

– Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận (nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan).

– Quá thời hạn thuê kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan thì Cục Hải quan tổ chức thanh lý hàng hóa gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.

So sánh kho ngoại quan và kho bảo thuế

Dưới đây là bảng so sánh giữa kho bảo thuế và kho ngoại quan để bạn hiểu hơn về tính chất và đặc điểm của 2 loại kho này:

So sánh Kho ngoại quan Kho bảo thuế
Khái niệm Kho ngoại quan là kho chuyên lưu trữ các hàng hóa đã làm thủ tục hải quan, chuẩn bị xuất khẩu, hoặc các mặt hàng từ nước ngoài chuẩn bị đưa vào Việt Nam hoặc quá cảnh tại Việt Nam chờ xuất sang nước thứ ba. Kho bảo thuế là kho sẽ chuyên chứa các vật tư, nguyên liệu đã được thông quan (nhưng chưa nộp thuế) để phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Loại hàng hóa lưu trữ – Hàng nhập khẩu đang chờ hoàn thiện thủ tục, chuẩn bị đưa vào thị trường Việt Nam.

– Hàng quá cảnh chuẩn bị xuất khẩu sang nước thứ ba.

– Hàng hóa chuẩn bị xuất khẩu, đã hoàn tất thủ tục hải quan.

– Hàng buộc phải tái xuất.

– Đa dạng nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của kho bảo thuế.

– Các mặt hàng này đã thông quan nhưng chưa nộp thuế.

Thời hạn thuê kho Không quá 12 tháng được tính từ ngày đưa hàng vào kho.  Không quá 12 tháng, tính từ ngày đưa nguyên liệu vật tư vào kho. 
Các hoạt động, dịch vụ được thực hiện trong kho – Gia cố kiện hàng, đóng  gói bao bì, chia gói, đóng ghép, phân loại,…

– Chuyển quyền sở hữu.

– Lấy mẫu hàng để đáp ứng yêu cầu làm thủ tục hải quan hoặc quản lý.

– Nếu hàng hóa là hóa chất, xăng dầu,… nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu có thể thực hiện hoạt động pha chế hoặc chuyển đổi chủng loại hàng.

– Nguyên vật liệu nhập vào kho bảo thuế chỉ dùng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chính công ty đó.

– Việc quản lý theo dõi số liệu và tình trạng nguyên vật liệu trong kho bảo thuế phải tuân thủ theo các quy định của luật kế toán, thống kê.

Thủ tục hải quan – Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài nhập kho ngoại quan.

– Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan hoặc từ nội địa nhập kho ngoại quan.

– Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài.

– Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan.

– Thủ tục hải quan đối với hàng xuất kho ngoại quan để vận chuyển đến kho ngoại quan khác.

Thủ tục Hải quan với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế thực hiện như thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, trừ thủ tục nộp thuế. 

 

 

Các thiết bị cần cho kho ngoại quan

Để kho ngoại quan hoạt động trơn tru, hiệu quả thì sự có mặt của các thiết bị nhà kho là vô cùng cần thiết. Dưới đây là các loại kệ chứa hàng cho nhà kho ngoài trời được sử dụng phổ biến.

Kệ Selective

Kệ Selective là loại kệ kho hàng thích hợp để lưu trữ hàng hóa, pallet có tải trọng nặng. Nó được thiết kế, sản xuất đáp ứng hầu như tất cả các kích thước Pallet chứa hàng hoặc trọng lượng hàng hóa theo yêu cầu, phù hợp với tất cả các loại xe nâng hàng phổ biến hiện nay.

Đặc điểm nổi bật của loại kệ này là cấu tạo đơn giản, trọng lượng nhẹ, tải trọng tốt, chi phí thấp. Dễ dàng lắp đặt và sử dụng tại nhiều nhà kho với nhiều đặc thù hàng hóa khác nhau.

ưu điểm kệ selective

Kệ Selective

Kệ là giải pháp hoàn hảo cho những nhà kho cần lưu chuyển bốc dỡ hàng hóa liên tục. Có thể tiếp cận lấy hàng từ nhiều phía. Chi phí rẻ nên bất kỳ đơn vị công ty lớn, nhỏ nào cũng đủ khả năng nâng cấp cho nhà kho.

Selective Racking không phụ thuộc vào nguyên tắc bốc dỡ hàng LIFO hay FIFO vì nó tiếp cận 100% Pallet. Nên có thể thoải mái bốc dỡ hàng một cách nhanh chóng.

Các ưu điểm khi sử dụng kệ selective:

  • Tối ưu không gian nhà kho, và tiết kiệm diện tích mặt bằng.
  • Cho phép xây dựng khung dầm, mái và tường nhà kho nhanh chóng .
  • Chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và địa chấn.
  • Thời gian ngắn hơn để thu hồi vốn đầu tư và tăng lợi tức.
  • Cấu trúc nhà kho có thể tháo lắp nhanh chóng, thuận tiện dùng lại nhiều lần.
  • Có thể được thiết kế cho kho lạnh với sàn cách nhiệt hai tấm.

Kệ Drive-in

Hệ thống kệ drive in là hệ thống kệ pallet cho kho sản xuất lớn, thường sử dụng cho các nhà kho, nhà xưởng có quy mô để lưu trữ bảo quản lượng hàng hóa lớn, tải trọng nặng. Loại kệ này có sức chứa gấp đôi so với các loại kệ kho thông thường, do vậy được các chủ doanh nghiệp rất tin tưởng sử dụng, nhất là với những ngành công nghiệp nặng.

Kệ để hàng nặng Drive in/Drive Thru thường sử dụng linh hoạt không chỉ dùng để lưu trữ, hàng hóa, vật liệu, có tải trọng vừa mà còn các loại thiết bị, máy móc, vật tư công nghiệp lên đến 5000kg/tầng kệ.

kệ drive in

Kệ Drive in

Hệ thống kệ kho hàng Drive in cho phép các xe nâng hoạt động, đưa hàng hóa vào và kéo ra khỏi các pallet một cách dễ dàng. Với nguyên tắc LIFO, hàng hóa chỉ được lấy ra từ một bên của kệ và loại hàng nào đưa vào sau thì sẽ được lấy ra trước. Dựa vào quy tắc này mà người quản lý kho sẽ xếp kho hàng sao cho hợp lý, phù hợp với hoạt động luân chuyển hàng hóa trong kho.

Kệ tay đỡ

Do đặc điểm của giá kệ tay đỡ là có các tay đỡ giống khung đỡ mái nên tầng trên cùng của giá kệ tay đỡ sẽ được lợp mái che khi để ngoài trời hay che mưa nắng cho hàng hóa để trên giá kệ. Cho nên, đây cũng là loại thiết bị thích hợp cho kho ngoại quan.

Ưu điểm của kệ tay đỡ:

  • Rất linh hoạt khi sử dụng trong nhà hay ngoài trời.
  • Phối hợp được với nhiều loại giá kệ chứa hàng hóa, nhất là những loại hàng hóa có kích thước cồng kềnh hoặc hình ống, dài…
  • Để được hàng thùng, hóa chất, chất lỏng và khí ngoài trời hay bảo quản khu vực riêng
  • Việc di chuyển tháo lắp đơn giản, nhanh chóng.
  • Giá thành đầu tư thấp so với nhiều phương pháp lưu trữ ngoài trời.

Bài viết đã cung cấp những thông tin về kho ngoại quan; các điều kiện, thủ tục để thành lập kho ngoại quan. Đồng thời phân biệt sự khác nhau giữa kho ngoại quan và kho bảo thuế. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về đặc điểm, chức năng của các loại kho hiện nay. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TƯ VẤN BÁO GIÁ