Việt Nam hiện đang đứng trong TOP 10 trên thế giới về chế biến và sản xuất thực phẩm. Mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65-70 tỷ USD (bằng 200% so với hiện nay). Có thể thấy được ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam vẫn phát triển rất bền vững và còn tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai. Hãy cùng Kệ công nghiệp VNT thảo luận về vai trò và triển vọng phát triển trong tương lai của ngành công nghiệp thực phẩm ở nước ta trong bài viết dưới đây.
Vai trò ngành công nghiệp thực phẩm ở nước ta hiện nay
Ngành công nghiệp thực phẩm bao gồm các hoạt động công nghiệp hướng vào chế biến, chuyển đổi, chuẩn bị, bảo quản và đóng gói thực phẩm. Ngày nay, công nghiệp thực phẩm đã trở nên đa dạng hóa, với việc sản xuất từ các hoạt động nhỏ, truyền thống do gia đình quản lý, đến các quy trình công nghiệp lớn.
Công nghiệp thực phẩm có vai trò quan trọng với kinh tế Việt Nam
Ngành công nghiệp thực phẩm là ngành cung cấp các nhu yếu phẩm về ăn uống của con người. Vì thế, nó sẽ bao gồm rất nhiều ngành như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản,… Khi công nghiệp thực phẩm phát triển, nó cũng giúp cho các ngành khác mà đặc biệt là nông nghiệp phát triển theo. Đây được coi là ngành mũi nhọn trong việc phát triển nền kinh tế – xã hội chung của đất nước, cụ thể:
– Về xã hội: thúc đẩy ngành công nghiệp hóa nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho người dân.
– Về kinh tế: cung cấp nhiều mặt hàng về xuất khẩu chủ lực như thủy hải sản, gạo, cà phê, cao su,… nhằm mang lại nguồn thu về ngoại tệ lớn.
Ngoài ra, ngành công nghiệp thực phẩm còn đẩy mạnh sự phát triển cho các ngành công nghiệp sản xuất mặt hàng tiêu dùng, cùng với các ngành nghề khác như: chăn nuôi gia súc, chuyên canh cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản nhằm cung cấp cho ngành công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm.
Các sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp thực phẩm
Hiện nay ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam đã có sự phát triển và thay đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau, gồm một số ngành chính như sau:
- Rượu – bia – nước giải khát;
- Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa;
- Dầu thực vật;
- Công nghiệp kỹ nghệ thực phẩm;
- Chế biến bột và tinh bột;
- Công nghiệp sản xuất thuốc lá;…
Các sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm
Có thể thấy, các sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam khá đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh. Việt Nam hiện thuộc các nước đang phát triển nên ngành thực phẩm đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.
Tiềm năng của ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai
Ngành công nghiệp thực phẩm được xác định là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Việt Nam, có tiềm năng phát triển nhờ yếu tố dân số đông, thu nhập trung bình của người dân ngày càng tăng, xu hướng tiêu dùng tăng nhanh. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể là thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Câu lạc bộ Hàng Việt Nam Chất lượng cao đã nhận định: “Giá trị tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam ước tính vào khoảng 16% tổng GDP và trong 5 năm trở lại đây, lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến và đồ uống tăng trung bình hàng năm lần lượt ở ngưỡng 9,68% và 6,66% và đến 2020 dự báo sẽ vượt ngưỡng 10,9%. Sau một thời gian ngành thực phẩm chế biến bị chững lại do thị trường tiêu thụ chủ yếu là lương thực cơ bản (gạo, đường, đậu…), thực phẩm (tôm, thịt, cá…), đến nay, nền kinh tế đã phát triển tốt, mức sống của người dân tăng cao hơn, thì nhu cầu tiêu thụ thực phẩm công nghiệp cũng tăng cao, đáp ứng bữa ăn nhanh, chất lượng và tiện lợi”.
Mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65-70 tỷ USD (bằng 200% so với hiện nay), ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có tiềm năng lớn trong thu hút đầu tư. Nhận định từ các chuyên gia tại Hội thảo xúc tiến đầu tư trong công nghiệp chế biến thực phẩm do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức.
Bên cạnh những tiềm năng phát triển thì ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam cũng gặp phải không ít thách thức, tiêu biểu như:
- Sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm nhập khẩu với các doanh nghiệp thực phẩm trong nước.
- Vấn đề về chất lượng và an toàn thực phẩm vẫn chưa được đảm bảo, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
- Thiếu sự đầu tư mạnh mẽ về công nghệ như công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại.
>> Xem ngay: Các ngành công nghiệp mũi nhọn hiện nay, vai trò và ví dụ cụ thể
Kệ công nghiệp VNT đồng hành cùng sự phát triển ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam
Do ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, do đó các công ty, doanh nghiệp cần phải đảm bảo các quy trình quản lý kho hàng chuyên nghiệp nhất. Muốn quản lý tốt kho hàng thì việc sử dụng các loại giá đỡ, giá kệ công nghiệp để chứa, lưu trữ hàng hóa đang là nhu cầu cấp thiết. Đây là một trong những giải pháp góp phần cho quy trình quản lý kho hàng hiệu quả và thành công.
Mẫu kệ công nghiệp sử dụng trong các kho lạnh chuyên lưu trữ thực phẩm
Kệ công nghiệp VNT hiện là đơn vị sản xuất giá kệ kho hàng, kệ công nghiệp uy tín, chất lượng tốt nhất tại Việt Nam hiện nay. VNT đã đồng hành cùng sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm khi cung cấp, lắp đặt cho rất nhiều kho hàng về lưu trữ thực phẩm (cả kho thường và kho lạnh).
Những sản phẩm giá kệ do Kệ công nghiệp VNT cung cấp gồm đa dạng các loại như: Kệ hạng nhẹ; kệ hạng vừa; kệ hạng nặng. Cụ thể như sau:
- Kệ v lỗ đa năng (kệ hạng nhẹ): Tải trọng hàng hóa 70-100 kg/tầng kệ phù hợp với kho hàng tải trọng hóa thấp và mật độ lưu trữ hàng hóa ít.
- Kệ trung tải (kệ hạng vừa): Tải trọng chứa hàng khoảng từ 200-500 kg/tầng kệ. Phù hợp với kho hàng có tải trọng trung bình, chứa đa dạng hàng hóa.
- Kệ hạng nặng: Kệ Selective; kệ Double Deep; kệ Drive in; kệ di động, kệ con lăn,… Những loại kệ này phù hợp với các kho hàng chứa mật độ hàng hóa cao, tải trọng hàng hóa lớn.
Việc lựa chọn loại kệ kho phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa không gian, giảm chi phí vận hành và đảm bảo chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp lưu trữ cho kho thực phẩm của mình được tối ưu và hiệu quả thì các loại kệ kho thực phẩm tại Kệ công nghiệp VNT chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
Tùy thuộc vào hàng hóa, diện tích kho, mật độ xuất/nhập hàng hóa,… để lựa chọn loại giá kệ phù hợp. Sử dụng kệ kho hàng VNT vừa đảm bảo hàng hóa được lưu trữ an toàn, vừa giúp doanh nghiệp quản lý kho hiệu quả và chuyên nghiệp nhất.
Để lựa chọn loại kệ kho chứa các mặt hàng công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam, vui lòng liên hệ Hotline VNT 0978 755 579 để được tư vấn, báo giá trong thời gian sớm nhất. Kệ công nghiệp VNT sẽ tư vấn để quý khách hàng lựa chọn được mẫu giá kệ kho phù hợp nhất.
Ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, các doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời thích ứng với những thay đổi của thị trường nhanh chóng.
Tôi là Nguyễn Linh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 5 năm tư vấn setup giá kệ công nghiệp, kệ kho hàng. Tôi hy vọng những kiến thức mà mình chia sẻ có thể giúp mọi người xây dựng được hệ thống kho bãi hiệu quả, tối ưu diện tích và chi phí.