Logistics là gì? Vai trò, quy trình hoạt động của Logistics

Vài năm trở lại đây, thuật ngữ Logistics được sử dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam. Vậy Logistics là gì? Quy trình hoạt động và các hình thức quản trị của Logistics như thế nào? Những thông tin này sẽ được Kệ công nghiệp VNT cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất qua bài viết dưới đây.

logistics là gì

Logistics là gì?

Logistics là gì? Nguồn gốc của logistics

Khái niệm Logistics

Logistics hay chuỗi cung ứng là một hệ thống phức hợp bao gồm tất cả các hoạt động từ khi nguyên liệu đầu vào được biến đổi thành sản phẩm cuối cùng cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Quá trình vận chuyển hàng hóa tới tay người tiêu dùng sẽ bao gồm việc lên kế hoạch, quản lý, điều phối nguồn lực một cách hiệu quả.

Hiểu đơn giản hơn thì Logistics là một chuỗi nhiều hoạt động xoay quanh hàng hóa như: đóng gói, bao bì, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, bảo quản, vận chuyển hàng hóa,…

Nguồn gốc của Logistics

Trong lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại giữa các đế chế Hy Lạp và La Mã. Lúc đó, người lính mang danh hiệu “Logistikas” có nhiệm vụ là cung cấp, vận chuyển, phân phát vũ khí cũng như các nhu yếu phẩm đến các điểm để đảm bảo điều kiện cho bộ đội hành quân an toàn.

Vai trò của “logistics” càng được khẳng định trong chiến tranh thế giới thứ 2, nhất là trong cuộc chiến tranh của Mỹ, Đức,… nhiều ứng dụng logic đã được phát triển và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, mặc dù một số thay đổi để phù hợp hơn với tình tình thị trường hiện tại.

Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp

Việc quản trị tốt logistics có thể giúp doanh nghiệp có thêm lợi thế cạnh tranh trên thị trường, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt dộng về lâu dài. Vì thế, hãy cùng đi tìm hiểu vai trò chi tiết của logistics đối với các doanh nghiệp cùng Kệ công nghiệp VNT sau đây:

Tối ưu hóa hoạt động, tăng lợi thế cạnh tranh

Với hệ thống Logistics tối ưu, các hoạt động thường xuyên như vận chuyển, kho bãi và quản lý hàng tồn kho được vận hành trơn tru hơn, giúp doanh nghiệp giảm thiểu đáng kể chi phí. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng nhanh chóng, chính xác và với giá thành cạnh tranh hơn, tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Mở rộng giao thương quốc tế

Việc xuất nhập khẩu hàng hóa cũng trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết, giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản về thương mại và vươn ra thị trường quốc tế dễ dàng hơn, tạo điều kiện phát triển chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu.

Hỗ trợ đắc lực phát triển kinh tế

Tỷ trọng đóng góp của logistics vào GDP đạt 5-6%. Đây là tỷ trọng rất cao khi so với tỷ trọng tương ứng của nhiều ngành kinh tế trong năm 2020. Theo đó, tỷ trọng logistics/GDP (5-6%) năm 2025 sẽ cao thứ 6 trong 21 ngành, đứng trên 15 ngành, chỉ thua 5 ngành (tất nhiên giá trị tăng thêm của logistics nằm trong nhiều ngành kinh tế).

Từ số liệu trên, có thể thấy logistics không chỉ là một ngành kinh tế quan trọng mà còn là một công cụ đắc lực để doanh nghiệp phát triển bền vững. Bằng cách tạo ra nhiều việc làm, thu hút đầu tư và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, logistics góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Để tận dụng tối đa những lợi ích mà logistics mang lại, doanh nghiệp cần lựa chọn dịch vụ logistics phù hợp với quy mô và đặc thù của mình.

Logistics có những hoạt động cụ thể nào?

Hiện nay, các dịch vụ của Logistics đã được mở rộng ra rất nhiều, trong đó phải kể đến những bộ phận cơ bản như sau:

  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Các doanh nghiệp sẽ được tư vấn về quy trình dịch vụ Logistics đã chọn.
  • Hoạt động dự báo nhu cầu của khách hàng tiềm năng: Nhiệm vụ của bộ phận này là thống kê các doanh nghiệp có thể có nhu cầu tìm đến dịch vụ Logistics.
  • Hoạt động bốc xếp và xử lý hàng hóa: Hàng hóa của các đơn vị được vận chuyển bốc xếp lên container, đóng gói theo quy định.
  • Hoạt động kiểm soát kho bãi và tình trạng lưu kho.
  • Hoạt động vận chuyển hàng hóa, vật liệu.
  • Dịch vụ vận tải liên quan đến giấy tờ, thủ tục hải quan, và kế hoạch bốc dỡ hàng hóa của đơn vị.

>>> Tham khảo: Dịch vụ kho bãi Logistics và lưu trữ hàng hóa

hoạt động của logistics

Các hoạt động của Logistics

Quy trình hoạt động của dịch vụ Logistics

Hoạt động chính trong dịch vụ của logistics là xuất khẩu và nhập khẩu. Vì thế dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến  quy trình logistics chúng của hoạt động này. Về cơ bản, quy trình này sẽ bao gồm 8 khâu chủ chốt cần liệt kê:

  • Bước 1: Đầu tiên cần xin báo giá từ nhà nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc tự tìm hiểu qua các kênh thông tin khác nhau.
  • Bước 2: Lấy booking và phải xác nhận bill. Bill này sẽ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bao gồm: ngày, giờ, cảng và địa điểm nhận hoặc đưa hàng đến.
  • Bước 3: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết liên quan đến nhập/xuất khẩu. Phí công ty Logistics sẽ thông báo cho khách hàng chuẩn bị.
  • Bước 4: Làm thủ tục xuất/nhập khẩu hàng, bao gồm xuất trình giấy tờ, chứng từ liên quan đến lô hàng cho hải quan, nộp thuế.
  • Bước 5: Đưa hàng lên/xuống cảng
  • Bước 6: Gửi hướng dẫn lập bill cho đơn vị liên quan
  • Bước 7: Nhận lại bill gốc và tiến hành gửi bill cho nhà xuất/nhập khẩu.
  • Bước 8: Lưu lại hồ sơ xuất/nhập khẩu để phòng các vấn đề ngoài ý muốn xảy ra.

quy trình hoạt động logistics

Các hình thức quản trị của Logistics

Hiện nay, Logistics được phân chia thành 4 hình thức quản trị chính, viết tắt là 1P, 2P, 3P, 4P. Chữ P là từ viết tắt của Party để phân chia số lượng các bên liên quan tham gia vào hình thức quản trị Logistics đó.

1PL Logistics – First Party Logistics

Là hình thức có sự tham gia của một bên. Tức là doanh nghiệp sản xuất là người tự đứng ra chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động từ lưu trữ, vận chuyển đến phân phối hàng hóa đến nơi tiêu thụ cuối cùng.

2PL Logistics – Second Party Logistics

2PL là hình thức có sự tham gia của hai bên vào hoạt động quản trị. Doanh nghiệp sản xuất vừa là người thực hiện quy trình Logistics, nhưng đồng thời vừa thuê ngoài dịch vụ Logistics.

3PL Logistics – Third Party Logistics

Ở hình thức này, doanh nghiệp sẽ chủ động thuê ngoài dịch vụ Logistics. Đơn vị thuê ngoài có thể thực hiện mọi hoạt động Logistics hoặc một vài hoạt động theo thỏa thuận giữa các bên với nhau.

4PL Logistics – Fourth Party Logistics

Đây là hình thức mà doanh nghiệp sẽ thuê dịch vụ Logistics thực hiện tất cả các hoạt động từ lưu trữ, vận chuyển cho đến phân phối hàng hóa.

khu logistics

Ví dụ về Logistics 

Ví dụ công ty may mặc sử dụng dịch vụ Logistics để sản xuất và phân phối quần áo trong nước và nước ngoài, giao hàng tận nơi, đến shop bán hàng của các đại lý bán buôn, bán lẻ để thu hồi sản phẩm (hư hỏng, lỗi, hàng thanh lý,…).

  • Công việc hàng ngày phải làm

Việc hàng ngày mà họ phải làm là: làm hợp đồng, đặt mua vải, chỉ, cúc, khóa, đinh, dây v.v… ở trong – ngoài nước (ở nhiều địa điểm khác nhau).

Công việc vận hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng sẽ có những đơn hàng theo lịch trình lập trước gửi cho các công ty logistics đến giờ này, ngày này, tháng này công ty may sẽ cần bao nhiêu hàng hóa (vải, cúc, khóa,…).

Căn cứ theo đơn đặt hàng công ty may, công ty Logistics sẽ trao đổi và lên kế hoạch ngày nào thì nhập cái gì trước để đảm bảo hàng hóa đúng tiến độ sản xuất của công ty May mà lại không mất nhiều chi phí lưu kho.

kho logistics

Kho logistics

  • Lưu ý

– Chẳng hạn công ty may bắt buộc phải nhập nguyên phụ liệu gấp để kịp về sản xuất, thì công ty Logistics sẽ phải đưa ra phương án tối ưu cho khách hàng và phải tham gia sâu hơn vào công việc sản xuất kinh doanh của Công ty may.

– Sau khi hàng sản xuất thì công ty vận tải sẽ lên kế hoạch đóng đơn nào, đi đâu trước, có thể có hàng lẻ, hàng bộ,…

– Hàng chuyển đến cảng đích rồi việc của công ty logistics lại tiếp tục làm thủ tục hải quan, chuyển hàng đến kho phân phối, cửa hàng, hoặc đại lý,…

Công ty logistics có thể thu tiền, ghi lại báo cáo lượng hàng tiêu thụ, hàng tồn, hàng đổi, bảo hành, yêu cầu chuyển thêm hàng vào ngày mai,… cho công ty may để từ đó Công ty may sẽ có kế hoạch sản xuất, phân phối hàng hóa hợp lý.

Kệ công nghiệp VNT – cung cấp giải pháp lưu trữ cho kho logistics tối ưu nhất

Có thể thấy, việc lắp đặt và sử dụng kệ kho logistics là hết sức cần thiết, quan trọng trong các kho hàng hiện nay. Với số lượng hàng hoá lớn, tải trọng nặng thì việc lựa chọn kệ lưu trữ cần tính toán cẩn thận, lựa chọn đơn vị cung cấp, lắp đặt đã có uy tín để đảm bảo giá kệ có chất lượng cao, đảm bảo được độ bền, hiệu quả vận hành lâu dài.

kệ công nghiệp VNT

Kệ công nghiệp VNT

Kệ công nghiệp VNT là đơn vị có hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và lắp đặt kệ kho hàng. Chúng tôi tự tin mang đến những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng, lưu trữ, bảo quản hàng hoá của doanh nghiệp. Các mẫu kệ của VNT đều được sản xuất từ nguyên liệu sắt thép cao cấp, dây chuyền hiện đại cùng công nghệ châu Âu luôn đảm bảo được độ vững chắc, độ an toàn khi sử dụng.

Kệ công nghiệp VNT với lợi thế là đơn vị sản xuất trực tiếp tại nhà máy và phân phối không qua trung gian, chúng tôi cam kết giao hàng nhanh chóng, thi công đúng tiến độ công trình ký kết để mang lại hiệu quả tối đa cho khách hàng.

Khi lựa chọn nhà cung cấp Kệ công nghiệp VNT, chúng tôi đảm bảo bạn sẽ sở hữu những bộ kệ kho logistics với giá gốc tốt nhất tại nhà máy, chất lượng hàng đầu, giúp bạn tiết kiệm được đáng kể chi phí đầu tư. Liên hệ Hotline 0978 755 579 để được tư vấn và khảo sát hoàn toàn miễn phí!

Chiến lược logistics mà doanh nghiệp áp dụng có quyết định rất lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp cần tối ưu hóa quy trình vận hành của mình để giảm chi phí và nâng cao sự hài lòng của khách hàng thông qua logistics.

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp tất cả các vấn đề cơ bản về Logistics như: Logistics là gì? Quy trình hoạt động và các hình thức quản trị của Logistics,… Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin về dịch vụ Logistics.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *