Cách thiết kế kho lạnh bảo quản trái cây chuẩn, tối ưu

Khi bắt đầu thiết kế một kho lạnh bảo quản trái cây, có nhiều yếu tố cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo được hiệu quả và độ bền của công trình. Những yếu tố này bao gồm đặc tính của trái cây cần bảo quản, quy mô kho lạnh, điều kiện môi trường xung quanh và các yêu cầu kỹ thuật đặc thù. Kệ công nghiệp VNT sẽ giúp doanh nghiệp của bạn cách thiết kế kho lạnh bảo quản trái cây tối ưu nhất, đảm bảo tiêu chuẩn.

Thiết kế kho lạnh bảo quản trái cây cần đảm bảo tiêu chuẩn gì?

– Khi thiết kế kho lạnh bảo quản trái cây cần đảm bảo nhiệt độ trong kho từ 2-8 độ C để trái cây không bị mất nước. Độ ẩm trong kho lạnh cần đạt từ 90-95% giúp trái cây, rau củ tươi ngon lâu hơn, không bị hư hỏng.

– Cụm máy nén dàn ngưng sử dụng cho kho lạnh nên chọn loại phù hợp với từng dung tích bảo quản.

– Cửa kho lạnh nên thiết kế dạng cửa trượt, cửa bản lề kín khít tránh thất thoát khí lạnh ra ngoài.

– Vỏ kho lạnh cần sử dụng vật liệu có khả năng cách nhiệt tốt như Panel EPS tỷ trọng cao hoặc Panel Pu.

– Khi thiết kế, cần tính toán kỹ lưỡng về diện tích sàn, chiều cao trần, kích thước cửa và hành lang để đảm bảo việc lưu trữ và vận chuyển trái cây được thuận tiện. Đồng thời, cũng cần dự trù khả năng mở rộng trong tương lai để tránh phải cải tạo hoặc xây dựng mới khi nhu cầu tăng lên.

– Việc thiết kế lớp cách nhiệt cần được tính toán kỹ lưỡng, tránh tình trạng ngưng tụ hơi nước gây ảnh hưởng đến chất lượng trái cây và tuổi thọ của công trình.

– Bản vẽ phải thể hiện chính xác tỷ lệ thực tế và vị trí lắp đặt các thiết bị để đảm bảo tối ưu hóa không gian kho lạnh.

– Xác định diện tích chiếm dụng thực tế của các thiết bị, đảm bảo không ảnh hưởng đến lối đi và hoạt động của xe nâng.

– Bản vẽ cũng cần cung cấp thông tin chi tiết về cách bố trí giá kệ trong kho, khu vực bảo quản trái cây.

– Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu thay đổi nào về vị trí lắp đặt, hướng đi lại, hãy trao đổi với nhà thầu để được hỗ trợ điều chỉnh lại bản vẽ.

kho lạnh bảo quản trái cây

Trong kho cần đảm bảo những điều kiện tiêu chuẩn tránh hoa quả bị hỏng, dập

– Tùy từng loại trái cây khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng về dải nhiệt độ, ngưỡng độ ẩm. Do đó cần chú ý yếu tố này để quá trình bảo quản trái cây hiệu quả nhất. Ví dụ như:

+ Nho Mỹ được bảo quản ở nhiệt độ tốt nhất là -0,5 độ C đến 0 độ C, độ ẩm 85%, thời gian bảo quản 2-8 tuần.

+ Táo được bảo quản ở nhiệt độ tốt nhất là 0 độ C đến + 3 độ C, độ ẩm 90-95%, thời gian bảo quản 1-10 tháng.

+ Bơ được bảo quản ở nhiệt độ tốt nhất là 4 độ C đến 7 độ C, độ ẩm 90-95%, thời gian bảo quản 1-2 tháng.

+ Lê được bảo quản ở nhiệt độ tốt nhất là -1.5 độ C đến -0.5 độ C, độ ẩm 90-95%, thời gian bảo quản 2-7 tháng.

+ Chuối được bảo quản ở nhiệt độ tốt nhất là 13 – 14 độ C, độ ẩm 90-95%, thời gian bảo quản 1- 4 tuần.

+ Mít được bảo quản ở nhiệt độ là 13 – 14 độ C, độ ẩm 85-90%, thời gian bảo quản 2-6 tuần.

+ Na được bảo quản ở nhiệt độ tốt nhất là 5 đến 7 độ C, độ ẩm 85-90%, thời gian bảo quản 4-6 tuần.

+ Ối được bảo quản ở nhiệt độ tốt nhất là 5 độ C đến 10 độ C, độ ẩm 90%, thời gian bảo quản 2-3 tuần.

+ Nhãn nên được bảo quản độ ẩm 95% và nhiệt độ chỉ tử 3 đến 5 độ C.

>> Xem thêm: Điều kiện bảo quản trong kho lạnh nông sản

Quy trình thiết kế kho lạnh bảo quản trái cây hiệu quả

Dưới đây là các bước chính trong quy trình thiết kế kho lạnh bảo quản trái cây bao gồm:

Bước 1: Khảo sát và lập kế hoạch

Bước đầu tiên trong quy trình thiết kế kho lạnh là khảo sát và lập kế hoạch chi tiết. Đây là giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho toàn bộ quá trình thiết kế và xây dựng sau này.

Trong giai đoạn này, cần tiến hành khảo sát kỹ lưỡng về nhu cầu bảo quản trái cây, bao gồm loại trái cây, sản lượng, thời gian bảo quản dự kiến. Đồng thời, cũng cần khảo sát về điều kiện địa lý, khí hậu của khu vực xây dựng, cũng như các yêu cầu pháp lý liên quan đến xây dựng và vận hành kho lạnh.

Dựa trên kết quả khảo sát, một kế hoạch chi tiết sẽ được lập ra, bao gồm các thông tin về quy mô kho lạnh, công suất làm lạnh dự kiến, các yêu cầu kỹ thuật cụ thể và dự toán ngân sách.

Bước 2: Lên thiết kế sơ bộ

Sau khi có kế hoạch chi tiết, bước tiếp theo là thiết kế sơ bộ. Trong giai đoạn này, các kỹ sư sẽ tiến hành thiết kế sơ bộ về mặt bằng kho lạnh, bao gồm vị trí các phòng lạnh, khu vực tiếp nhận và xuất hàng, phòng máy và các khu vực phụ trợ khác.

>> Tham khảo: Các tiêu chuẩn và mẫu thiết kế nhà kho thông minh

Bước 3: Lên thiết kế chi tiết

Sau khi có thiết kế sơ bộ, bước tiếp theo là thiết kế chi tiết. Trong giai đoạn này, các bản vẽ chi tiết sẽ được hoàn thiện, bao gồm bản vẽ kiến trúc, kết cấu, hệ thống điện, nước, lạnh và các hệ thống phụ trợ khác. Các tính toán kỹ thuật chi tiết cũng được thực hiện, bao gồm tính toán tải lạnh, công suất thiết bị, độ dày lớp cách nhiệt…

thiết kế kho lạnh bảo quản trái cây

Bản vẽ thiết kế cho kho lạnh bảo quản trái cây

Chi phí đầu tư xây dựng kho lạnh bảo quản trái cây

Chi phí đầu tư xây dựng kho lạnh bảo quản trái cây là một yếu tố quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình lập kế hoạch và thiết kế. Chi phí này bao gồm:

Chi phí xây dựng cơ bản

Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm các khoản chi phí liên quan đến việc xây dựng phần thô và hoàn thiện của kho lạnh. Đây thường là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí đầu tư.

Ngoài ra, chi phí xây dựng còn bao gồm chi phí cho các hạng mục phụ trợ như đường nội bộ, hệ thống thoát nước, hàng rào bảo vệ…

Chi phí thiết bị và công nghệ làm lạnh

Khoản chi phí này bao gồm chi phí mua sắm và lắp đặt các thiết bị làm lạnh chính như máy nén, dàn ngưng tụ, dàn bay hơi, và các thiết bị phụ trợ khác.

Chi phí này phụ thuộc nhiều vào công suất làm lạnh yêu cầu, loại môi chất lạnh sử dụng và công nghệ làm lạnh được lựa chọn. Chi phí này không chỉ bao gồm giá mua sắm thiết bị mà còn bao gồm các chi phí lắp đặt, hiệu chỉnh và bảo trì. Do đó, việc lựa chọn công nghệ làm lạnh phù hợp sẽ giúp giảm thiểu chi phí vận hành trong tương lai.

kho lạnh

Đầu tư thiết bị cho kho lạnh

Chi phí quản lý và vận hành

Chi phí quản lý và vận hành cũng là một phần không thể thiếu trong tổng chi phí đầu tư xây dựng kho lạnh bảo quản trái cây. Những khoản chi phí này thường phát sinh trong quá trình sử dụng và bảo trì kho lạnh để đảm bảo nó luôn hoạt động ở mức tối ưu.

Khoản chi phí này bao gồm tiền điện, nhân sự cho việc vận hành kho lạnh, bảo trì thiết bị định kỳ, kiểm tra và sửa chữa khi cần thiết. Ngoài ra, sự biến động của giá nguyên liệu và phụ tùng thay thế cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí quản lý.

Xây dựng kho lạnh bảo quản trái cây cần những thiết bị gì?

Thường thì trong kho lạnh cần có các thiết bị vật tư kho lạnh như: panel làm vỏ kho, cửa kho lạnh, vật tư phụ lắp đặt vỏ kho, cụm máy nén dàn ngưng, dàn lạnh, tủ điện.

Panel vỏ kho lạnh

– Nếu kho mát thì dùng Panel EPS (tỷ trọng 12-14kg/m³, độ dày tấm 75mm và độ dày tôn từ 0.35mm trở lên)

– Kho đông thường sử dụng Panel Pu ( tỷ trọng 40 – 42kg/m³, độ dày tấm 50mm, độ dày tôn 0.4mm).

Cửa kho lạnh

Cửa được làm bằng panel lõi xốp Pu, dày 100mm, tỷ trọng 45 – 47kg/m³, hai mặt bọc inox dày 0.5mm và có giăng cao su 4 cánh cửa, điện trở sưởi…

Tủ điện kho lạnh

+ Tủ điện dùng để điều khiển kho lạnh theo nhiệt độ yêu cầu, xả đá dàn lạnh tự động theo quy trình, bảo vệ mất pha…

+ Gas lạnh, ống đồng, bảo ôn, hệ thống dây điện, công tắc, cáp điện, van tiết lưu…

Vật tư phụ lắp vỏ kho lạnh

Keo silicon A500, đinh rút, ke góc cho vỏ, bóng đèn led chuyên dụng,  gen đi đường điện, ống nước…

Hệ thống máy hút ẩm, hút mùi, thông gió

Hệ thống máy hút ẩm, hút mùi, thông gió: tạo điều kiện lưu trữ lý tưởng cho kho lạnh bảo quản trái cây.

Tư vấn setup giá kệ cho kho lạnh trái cây theo tiêu chuẩn

Sau khi được thu hoạch và sơ chế thì trái cây sẽ được chuyển vào kho lạnh, thường sẽ được đóng gói trong các thùng và xếp trong kho. Vì thế, để hỗ trợ tốt cho việc lưu trữ, bảo quản trái cây trong kho lạnh không thể thiếu hệ thống giá kệ kho lạnh và pallet. Nhất là những loại hoa quả, rau củ chế biến để xuất khẩu cần có quy trình bảo quản đúng tiêu chuẩn để đảm bảo nguồn thực phẩm chất lượng. Theo đó, đầu tư hệ thống kệ kho lạnh bền chắc, chuyên nghiệp là rất cần thiết.

kệ kho lạnh

Thiết bị giá kệ cho kho lạnh

Kệ sử dụng cho kho lạnh bảo quản trái cây cần đáp ứng các yêu cầu:

– Chịu được tải trọng lớn

– Khả năng chịu lạnh với độ chống oxy hóa tốt

– Linh hoạt trong việc tháo lắp và di chuyển kệ

Với hệ thống kho lạnh, giá kệ pallet để bảo quản trái cây có thể sử dụng pallet nhựa (nếu hàng hóa tải trọng trung bình dưới 500kg/pallet) hoặc chọn dùng pallet sắt (với tải trọng hàng trên 500kg/pallet). Để được tư vấn chi tiết hơn về các loại kệ này và hỗ trợ tối ưu khi setup kho lạnh bảo quản trái cây, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 0978 755 579.

Để tối ưu hóa chi phí và đảm bảo hiệu quả lâu dài, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi thiết kế. Kệ công nghiệp VNT là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm, đã thực hiện nhiều dự án kho lạnh trên toàn quốc. Để tham khảo ý kiến từ các chuyên gia của chúng tôi về cách thiết kế kho lạnh bảo quản trái cây chuẩn, tối ưu. Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0978 755 579.

Bạn đọc quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *