Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy rằng hiệu quả hoạt động của họ không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm mà còn vào khả năng quản lý logistics hiệu quả. Vậy quản lý logistics là gì? Tầm quan trọng của quản lý logistics trong thực tế thế nào? Cùng Kệ công nghiệp VNT đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Quản lý logistics là gì?
Quản lý logistics chính là quá trình lên kế hoạch, thực thi và giám sát việc lưu chuyển hàng hóa, từ khâu thu mua nguyên vật liệu cho tới khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Trong một chuỗi cung ứng, quản lý logistics đóng vai trò cực kì quan trọng, giúp tối ưu hóa chi phí và tăng sự hài lòng của khách hàng bằng cách đảm bảo rằng sản phẩm được chuyển tới đúng nơi, đúng thời điểm và trong tình trạng tốt nhất.
Quản lý logistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng
Tại sao quản lý logistics lại quan trọng?
Quản lý logistic cũng như các công việc khác đều mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích nhất định như sau:
- Giảm thiểu về sự khác biệt trong dịch vụ logistics.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các nhóm lô hàng.
- Giảm thiểu những vấn hàng tồn kho nhằm giảm chi trí.
- Đáp ứng nhanh chóng sự thay đổi của thị trường cũng như các đơn đặt hàng của khách hàng.
- Hỗ trợ vòng đời sản phẩm và chuỗi logistics.
- Giúp duy trì về chất lượng sản phẩm tốt nhất và cải tiến liên tục.
Các hoạt động trong quản lý logistics
Quản lý logistics bao gồm những hoạt động chính sau đây:
- Vận chuyển: Là hoạt động chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Bên cạnh phương thức vận chuyển, còn cần cân nhắc thời gian, chi phí và cách thức để tối ưu hóa lợi nhuận.
- Quản lý kho hàng: Việc bố trí và sắp xếp kho bãi một cách khoa học có thể giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất làm việc. Hoạt động này góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu thất thoát và chậm trễ.
- Dự báo nhu cầu: Dựa trên dữ liệu được lưu trữ và xu hướng tiêu dùng, quản lý logistics có thể dự đoán để chuẩn bị các nguồn lực phù hợp chẳng hạn như nguyên liệu và nhân lực, tránh tình trạng thiếu hụt hay dư thừa hàng.
So sánh quản lý logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Về quy mô:
- Logistics là những hoạt động xảy ra trong ranh giới một công ty vừa và nhỏ còn chuỗi cung ứng là mạng lưới các công ty cùng làm việc và hợp tác để phân phối sản phẩm đến thị trường.
- Logistics truyền thống chỉ tập trung chú ý vào các hoạt động như thu mua, phân phối, bảo trì và quản lý tồn kho. Trong khi đó Quản trị chuỗi cung ứng không chỉ gồm Logistics truyền thống mà còn bao gồm các hoạt động như tiếp thị, phát triển sản phẩm mới, tài chính, và dịch vụ khách hàng.
Về mục tiêu:
Logistics mong muốn đạt được là giảm chi phí và tăng được chất lượng dịch vụ còn quản lý chuỗi cung ứng lại đặt mục tiêu ở giảm được chi phí toàn thể dựa trên tăng cường khả năng cộng tác và phối hợp, do đó tăng hiệu quả trên toàn bộ hoạt động Logistics.
Logistics mong muốn đạt được là giảm chi phí
Về công việc:
Quản trị Logistics quản lý các hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng… còn quản lý chuỗi cung ứng bao gồm cả quản trị Logistics và quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp của các đối tác, khách hàng…
Tổng hợp những điểm khác nhau cơ bản của hai khái niệm:
Quản lý logistics | Quản lý chuỗi cung ứng | |
Thời gian ra đời | Khái niệm logistics có từ rất sớm | Supply chain là khái niệm mới ra đời |
Phạm vi | Chủ yếu quản trị bên trong doanh nghiệp | Quản trị cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp |
Số lượng doanh nghiệp liên quan | 01 | Nhiều doanh nghiệp |
Mục tiêu | Giảm chi phí Tăng chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng | Giảm chi phí toàn thể dựa trên tăng khả năng cộng tác và phối hợp Tăng ưu thế cạnh tranh |
Về tầm ảnh hưởng | Ngắn/ trung hạn | Dài hạn |
Về công việc cụ thể | Quản trị hoạt động gồm vận tải, kho bãi, dự báo đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng… | Tất cả hoạt động của logistics Quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác với đối tác, khách hàng… |
Làm sao để quản lý logistics hiệu quả?
Ứng dụng tự động hóa và công nghệ
Trong thời kỳ tự động hóa, công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng tính hiệu quả của một tổ chức. Tự động hóa là yếu tố sống còn trong việc tối ưu quá trình kinh doanh.
Do đó, những phần mềm giá trị được tạo ra để hỗ trợ cho quá trình logistics. Điều này tiết kiệm thời gian quản lý và vận hành đáng kể, nâng cao tính chính xác trong việc cải thiện tổng thể quá trình quản lý.
Xây dựng và nâng cấp kho
Đối với các hàng hóa dễ hỏng, ví dụ như các sản phẩm bơ sữa cần được giữ lạnh. Ngũ cốc nên được cất giữ trong môi trường không ẩm ướt. Do đó, doanh nghiệp nên định hướng phát triển và nâng cấp chất lượng kho bãi lưu hàng để tránh sự lãng phí hàng hoá.
Nâng cấp kho hàng
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tối ưu hoá sức chứa của kho bãi. Lưu trữ hàng hoá theo cột dọc được khuyến khích để tiết kiệm không gian kho bãi (xếp chồng hàng hoá lên nhau thành cột thẳng đứng). Cần sử dụng phần mềm hiệu quả để lưu chuyển hàng hoá liên tục để sản phẩm sẽ được chuyển đi liền khi được đặt hàng mà không bị trì hoãn.
Việc lưu kho hàng hóa phải đảm bảo được chi phí bỏ ra không quá cao và hàng hoá được an toàn trong quá trình lưu trữ. Tối ưu hoá việc lưu trữ hàng hoá để hàng hoá không chiếm nhiều diện tích và không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm quá nhiều.
Hy vọng với những gợi ý trên, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều kiến thức về quản lý Logistics. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về các khái niệm hay thêm thông tin về các sản phẩm tối ưu không gian lưu trữ hàng hóa, quý khách có thể liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.
Bạn đọc quan tâm:
- Các bước trong quy trình quản lý kho Logistics và giải pháp tối ưu
- Dịch vụ kho bãi logistics và lưu trữ hàng hóa
Tôi là Nguyễn Linh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 5 năm tư vấn setup giá kệ công nghiệp, kệ kho hàng. Tôi hy vọng những kiến thức mà mình chia sẻ có thể giúp mọi người xây dựng được hệ thống kho bãi hiệu quả, tối ưu diện tích và chi phí.