Logistics ngược (Reverse Logistics) là gì? Vai trò và ví dụ cụ thể

Logistics có vai trò lập kế hoạch, thực hiện, quản lý hiệu quả quá trình sản xuất từ thu mua nguyên vật liệu, hoàn thành sản phẩm, lưu kho đến phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Tuy nhiên, quy trình không phải lúc nào cũng được vận hành trơn tru, hàng hóa không phải lúc nào cũng tiêu thụ hết. Khi sản phẩm bị lỗi, hư hỏng, hết hạn sử dụng cần thu hồi từ tay người tiêu dùng đến nhà máy. Quy trình đó chính là logistics ngược. Sau đây, hãy cùng Kệ công nghiệp VNT đi tìm hiểu chi tiết hơn logistics ngược là gì? Vai trò cũng như các bước thực hiện cụ thể.

Logistics ngược là gì?

Logistics ngược (Reverse Logistics) hay hậu cần ngược là quá trình quản lý và vận chuyển hàng hóa bị trả lại. Thay vì chỉ tập trung vào quá trình vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng (logistics xuôi), thì logistics ngược lại chú trọng đến việc quản lý và kiểm soát dòng sản phẩm quay trở lại.

Hoạt động này có thể bao gồm việc thu hồi các sản phẩm không đạt yêu cầu, hàng tồn kho, hoặc tái chế nguyên liệu.

Ví dụ, một công ty có thể phải xử lý hàng trả lại từ khách hàng do lỗi sản phẩm hoặc thậm chí thiên tai dẫn đến hàng hóa hư hỏng. Các hoạt động này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc sử dụng tài nguyên một cách tối ưu hơn.

Tìm hiểu logistics ngược

Việc vận hành logistics ngược gặp nhiều khó khăn hơn so với logistics xuôi vì việc dự báo nhu cầu khó khăn hơn, việc vận chuyển từ nhiều điểm về một điểm, giá cả và chất lượng sản phẩm không đồng nhất. Không chỉ thế, khi vận hành hàng hóa bị trả lại, bao bì sản phẩm thường không nguyên vẹn, chất lượng sản phẩm không đồng nhất vì lý do khác nhau, giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ đó không thể giảm sát chi phí trực tiếp và tốc độ thường không được xem là ưu tiên.

Ví dụ về logistics ngược

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về logistics ngược:

– Khi bạn mua đồ điện tử, bạn có thể hoàn trả lại cho nhà sản xuất nếu có lỗi. Nhà sản xuất sẽ thu hồi sản phẩm để phân loại và xử lý. Nếu sản phẩm vẫn còn tốt và dùng được thì sẽ được bảo hành, sửa chữa để bán với giá ưu đãi hơn. Hoặc lấy linh kiện ra để tái sử dụng.

– Với các sản phẩm về thời trang khi khách hàng mặc không vừa hoặc không ưng ý, họ có thể trả lại sản phẩm. Các doanh nghiệp thời trang sẽ thu hồi lại để giặt ủi, đóng gói lại và bán lại với giá ưu đãi hoặc thanh lý.

Vai trò của logistics ngược

Logistics ngược hiện đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hiện đại nhờ khả năng:

Tối ưu chi phí

Logistics ngược là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể. Bằng việc thu hồi các sản phẩm không bán được hoặc lỗi hỏng, doanh nghiệp không chỉ giảm thiểu lãng phí mà còn có cơ hội tái chế hoặc sửa chữa để đưa hàng hóa quay trở lại thị trường, từ đó tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí xử lý.

Tăng uy tín cho doanh nghiệp

Logistics ngược đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tin cậy với khách hàng. Chính sách đổi trả, sửa chữa linh hoạt giúp khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó tăng lòng trung thành và khuyến khích khách hàng quay trở lại. Đây chính là yếu tố cốt lõi để xây dựng một thương hiệu mạnh, uy tín hàng đầu.

>>> Xem thêm: Quản lý logistics và tầm quan trọng với kho hàng

tăng uy tín cho doanh nghiệp

Logistics ngược giúp doanh nghiệp gia tăng niềm tin ở khách hàng

Sự khác nhau giữa logistics ngược và logistics xuôi

Như vậy, logistics ngược chính là những hoạt động như logistics xuôi nhưng được làm theo quy trình ngược lại. Ngoài ra, chúng còn một số bước kèm theo như: phân loại, chọn lọc,… không có quy trình logistics xuôi. Dưới đây là những điểm khác nhau giữa Logistics ngược và Logistics xuôi.

Logistics xuôi Logistics ngược
Dự báo tương đối đơn giản Dự báo khó khăn
Vận chuyển từ 1 nơi đến nhiều nơi Vận chuyển từ nhiều nơi đến 1  nơi
Chất lượng sản phẩm đồng nhất Chất lượng sản phẩm không đồng nhất
Bao bì sản phẩm nguyên vẹn, tiêu chuẩn hóa Bao bì sản phẩm không nguyên vẹn, thường đã bị phá hủy
Giá cả tương đối đồng nhất Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Tốc độ là yếu tố quan trọng Tốc độ thường không được xem là ưu tiên
Chi phí có thể giám sát chặt chẽ Chi phí không nhìn thấy trực tiếp
Nhất quán trong khâu quản lý dự trữ Quản lý dự trữ không nhất quán
Sở hữu và trách nhiệm vật chất rõ ràng Mâu thuẫn về sở hữu trách nhiệm vật chất

Các bước thực hiện logistics ngược 

Logistics ngược hình thành dựa vào nguyên nhân khác nhau như: Thu hồi sản phẩm không bán được để cải tiến; thu hồi các bao bì có thể tái sử dụng; Thu hồi các sản phẩm có lỗi; Thu hồi sản phẩm có thể tháo dỡ và tái sử dụng,…

Quy trình của Logistics ngược gồm 4 bước như sau:

  • Tập hợp: Hoạt động thu hồi các sản phẩm không bán được, các sản phẩm lỗi rồi vận chuyển chúng đến điểm thu hồi.
  • Kiểm tra: Tại điểm thu, trước khi chuyển về kho, bộ phận quản lý sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa thu hồi; Chọn lọc, phân loại hàng hóa theo các tiêu chí. Công đoạn này có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến cách thực hiện công đoạn tiếp theo.
  • Xử lý: Những hàng hóa được thu hồi lại sẽ được doanh nghiệp xử lý theo nhiều cách khác nhau: Tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại; Phục hồi sản phẩm (sửa chữa, sản xuất lại, tháo ra để lấy phụ tùng,…); xử lý rác thải (với những sản phẩm không dùng được nữa).
  • Phân phối sản phẩm đã được phục hồi: Quy trình Logistics sẽ diễn ra bình thường với các hoạt động dự trữ, vận chuyển và bán hàng.

>> Xem thêm: 6 bước cơ bản trong quy trình quản lý kho Logistics

Những thách thức của logistics ngược tại Việt Nam và giải pháp

Theo một báo cáo, gần 3 trong số 5 các nhà lãnh đạo bán lẻ ghi nhận những thách thức lớn nhất trong hoạt động logistics ngược là chi phí đóng gói lại và nhập kho (60%) và trả lại hàng tồn kho không thể trao đổi (60%). Các giám đốc điều hành ngành bán lẻ cũng nêu những khó khăn trong việc duy trì tỷ suất lợi nhuận (43%), khách hàng trả lại quá nhiều hàng tồn kho mà không đổi (39%) và kho bãi hoặc không gian lưu trữ hạn chế (14%).

Vậy giải pháp cho thực trang này là gì? Cùng Kệ công nghiệp tham khảo một số giải pháp cho ngành logistics ngược tại Việt Nam sau đây:

Có chính sách rõ ràng

Một quy trình logistics ngược hiệu quả bắt nguồn từ những chính sách rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu. Khi quy trình được tối ưu hóa, nhân viên sẽ thực hiện công việc một cách nhất quán, giúp giảm thiểu sai sót và tăng năng suất.

Ví dụ, chính sách đổi trả hàng với không chỉ mang đến sự tiện lợi cho khách hàng mà còn xây dựng lòng tin và lòng trung thành đối với thương hiệu. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp nên xác định rõ điểm tập kết hàng trả lại, phân chia khu vực làm việc trong kho và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên. Nhờ đó, việc quản lý hàng hóa trở nên dễ dàng hơn, từ đó rút ngắn thời gian xử lý và giảm thiểu chi phí.

Có khu vực xử lý hàng hoàn

Để quản lý hiệu quả hàng hóa trả lại, doanh nghiệp nên dành một không gian riêng trong kho. Các gói hàng trả về thường có kích thước, hình dạng và trọng lượng không đồng đều, gây khó khăn cho việc xếp chồng và tận dụng tối đa không gian.

khu vực xử lý hàng hoàn

Có khu vực xử lý hàng hoàn riêng

Việc thiết lập một khu vực xử lý hàng hoàn trả riêng biệt sẽ giúp phân loại và kiểm tra hàng hóa dễ dàng hơn. Để linh hoạt trong việc điều chỉnh nhân sự, doanh nghiệp có thể cân nhắc thuê nhân viên làm việc theo giờ cho khu vực này.

Tích hợp hệ thống kho thông minh

Ngoài vấn đề tăng chi phí, thách thức lớn nhất trong quá trình phát triển chuỗi cung ứng bền vững của doanh nghiệp là đương đầu với những phức tạp mới phát sinh. Cho nên, nghiên cứu và phát triển các mô hình, quan điểm mới để nắm bắt và giải quyết những phức tạp đó là cần thiết.

Kết hợp kệ kho thông minh và logistics ngược

Chẳng hạn, N.Mishra, V.Kumar và F.T.S.Chan vào năm 2012 đã đề xuất một cấu trúc đa nhân tố cho việc tích hợp logistics ngược vào chuỗi cung ứng xanh. Trong cấu trúc đó, bộ phận logistics ngược sẽ phối hợp với các trung tâm phân phối rà soát các sản phẩm lỗi hoặc đã qua sử dụng, phân loại thành các sản phẩm đưa vào tái chế, tái sử dụng hoặc sử dụng một lần, tiếp tục chuyển vào kho và đưa vào sản xuất.

Như vậy, logistics ngược đóng vai trò quan trọng, như một trung tâm điều phối, rà soát bao bì, xử lý chất thải, tiêu thụ nhiên liệu và các yếu tố liên quan ở các bước khác nhau của quá trình chuyển tiếp, tái chế và tái sản xuất hàng hóa trong chuỗi cung ứng xanh.

Ứng dụng logistics ngược trong sản xuất, cung ứng là cần thiết. Và để có được quá trình làm việc này cần có sự hỗ trợ của nhiều bộ phận, nhiều yếu tố, một trong số đó là các loại kệ kho hàng để lưu trữ hàng hóa.

Kệ công nghiệp VNT là nhà sản xuất giá kệ kho thông minh hàng đầu Việt Nam với nhiều mẫu mã, kích thước khác nhau, đảm bảo đáp ứng đủ mọi nhu cầu của khách hàng trong quản lý kho hàng, bao gồm cả logistics và logistics ngược. Liên hệ ngay HOTLINE 0978 755 579 để được đội ngũ tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất nhé!

Như vậy không chỉ dừng lại ở vai trò đơn giản trong chuỗi cung ứng, logistics ngược thậm chí còn định hình lại mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, thúc đẩy doanh nghiệp xây dựng uy tín thương hiệu.

Tham khảo thêm tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *