Nhu cầu lưu trữ, bảo quản hàng hóa trong kho xưởng của các doanh nghiệp hiện nay là rất cấp thiết. Theo đó, việc xây dựng kho xưởng đảm bảo đầy đủ các tiêu chí giúp quản lý tốt, an toàn, chuyên nghiệp, chi phí rẻ là hàng đầu. VNT xin đưa ra bảng giá xây dựng kho xưởng trung bình hiện nay để các chủ đầu tư tham khảo..
Tại sao cần xây dựng kho xưởng? Khi nào cần xây dựng kho hàng?
Nhà xưởng, nhà kho là nơi có không gian, diện tích và sức chứa lớn hơn so với nhà ở, văn phòng hoặc cửa hàng thông thường. Đây là nơi tập trung chứa các trang thiết bị máy móc hoặc nguyên vật liệu nhằm đáp ứng cho quy trình sản xuất; là nơi bảo quản hoặc vận chuyển các loại hàng hóa. Với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thì việc xây dựng kho xưởng là điều cực kì cần thiết.
Xây dựng kho xưởng giúp quá trình sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp được tối ưu hơn
Có thể thấy việc xây dựng kho xưởng vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp. Dưới đây là một trong những lý do tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng kho xưởng:
- Đây là nơi lưu trữ máy móc, nguyên vật liệu, hàng hóa
- Đảm bảo hàng hóa, nguyên liệu được lưu trong kho an toàn, không gặp các tác hại từ môi trường bên ngoài gây ẩm mốc, hỏng hóc hàng hóa.
- Dễ dàng quản lý hàng hóa để tập trung cho sản xuất kinh doanh.
- Tiết kiệm chi phí thuê nhiều kho bãi khác nhau.
- Đảm bảo hàng hóa xuất, nhập kho thông suốt đáp ứng tốt quá trình sản xuất.
- Thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng.
Quy trình xây dựng kho chứa hàng cơ bản
Bao gồm 2 bước chính là thiết kế và thi công. Cụ thể quy trình xây dựng kho chứa hàng cơ bản được thực hiện như sau:
Thiết kế thi công xây dựng nhà xưởng
Thiết kế nhà xưởng
– Để thiết kế được kho xưởng thì đơn vị thi công sẽ đến khảo sát địa điểm, mặt bằng nơi thi công dự án và đưa ra phương án thi công thiết kế.
– Đề xuất các phương án về công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp.
– Tối ưu các phương án quy định về môi trường và phòng cháy chữa cháy theo quy định của khu công nghiệp.
– Đề xuất phương án cho kết cấu phần móng phù hợp với các địa chất tại nơi thị công.
– Đưa ra các tiêu chuẩn và quy chuẩn chủ yếu được áp dụng khi thi công thiết kế nhà xưởng.
Khảo sát mặt bằng xây kho xưởng
Thiết kế hồ sơ kỹ thuật thi công
– Cần phải có bản vẽ mô tả tổng mặt bằng công trình thi công.
– Cần có sơ đồ về công nghệ hoặc bản vẽ công nghệ dây chuyền cụ thể cho kho xưởng.
– Cần lập các bản vẽ, phương án kiến trúc và phương án kết cấu.
>> Bạn đọc quan tâm: Tiêu chuẩn và mẫu thiết kế nhà kho thông minh, chuyên nghiệp
Nội dung thiết kế bản vẽ thi công nhà xưởng
Sẽ bao gồm các nội dung chính như: các thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế công trình. Nội dung đầy đủ thông tin kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp để triển khai thi công xây dựng kho xưởng.
Bản vẽ thiết kế kho xưởng trong Autocad
Quy trình thi công xây dựng kho xưởng cơ bản
Bước 1: Tiếp nhận và bảo quản vật tư thi công
Bảo quản vật tư giúp cho việc xây dựng không gặp các sự cố chậm trễ. Vì trong quá trình giao nhận vật tư sẽ phát sinh việc số lượng, chủng loại vật tư không đồng điệu, thừa thiếu không hợp lý.
Bước 2: Thi công nền móng cho nhà xưởng
– San lấp đất nền công trình
– Định vị trục tim
– Đào móng hàng rào
– Thi công móng và đà kiềng
– Lu lèn nền đất
– Lu nền đá cho xưởng
– Thi công nền xưởng
Bước 3: Thi công khung thép
Sau khi thực hiện lắp thép các bộ phận kết cấu thành khung thép sẽ bắt đầu lắp dựng khung thép. Sau khi hoàn thiện lắp ghép khung thép sẽ lắp dựng xà gồ và cáp giằng.
Thi công phần khung thép
Bước 4: Thi công vỏ bao che nhà xưởng
Vỏ bao che nhà xưởng có thể làm bằng tường gạch, mái tôn hoặc nhiều vật liệu khác. Bước đầu sẽ xây tường, sau đó đến thi công phần mái.
Bước 5: Thi công hạ tầng
– Cần phải nền đất kỹ càng và tiến hành lắp đường ống nước. Bảo dưỡng bê tông nền đường, cắt ron chống nứt.
Bước 6: Thi công hệ thống kỹ thuật
Sẽ bao gồm thực hiện hệ thống điện và hệ thống liên lạc. Thi công bể chứa nước, lắp đặt hệ thống chữa cháy,…
Bước 7: Hoàn thiện thi công
Thực hiện kẻ vạch phân làn giao thông trong xưởng; đóng trần thạch cao,…
Bước 8: Vệ sinh đưa vào sử dụng
Kho xưởng, nhà xưởng sau khi đã hoàn tất các công đoạn xây dựng sẽ thực hiện tổng vệ sinh và đưa vào hoạt động theo kế hoạch.
Hoàn thiện các bước cuối cùng khi xây dựng kho chứa hàng
Tham khảo giá xây dựng kho xưởng tiền chế trên thị trường hiện nay
Trên thị trường hiện nay, rất khó để xác định được mức giá xây 1m2 nhà xưởng cụ thể và chính xác. Tuy nhiên, bạn có thể nhờ tính toán được sơ bộ giá thành. Dưới đây là một số loại hình nhà xưởng với mức giá tham khảo:
- Nhà xưởng, nhà kho đơn giản: quy mô < 1500m2, cao độ dưới 7,5m, cột xây lõi thép hoặc cột đổ bê tông, kèo thép V, sắt hộp, vách xây tường 100, vách tole, mái tole: Mức giá từ 1.400.000 đồng/m2- 1.600.000 đồng/m2.
- Giá nhà xưởng khung thép tiền chế vượt nhịp 20 đến 30m giá dao động từ 1.600.000 đồng/m2 – 2.500.000 đồng/m2 tùy vào quy mô.
- Nhà xưởng bê tông cốt thép 1 trệt, 1-3 lầu: giá từ 2.500.000đ/m2 – 3.000.000đ/m2.
*Lưu ý: Tùy vào từng loại hình kho xưởng, quy mô sẽ có mức chi phí khác nhau. Đây là mức giá xây dựng kho xưởng trên thị trường hiện nay. VNT hiện không báo giá xây kho mà chỉ báo giá lắp đặt hệ thống giá kệ cho kho hàng.
>> Có thể bạn quan tâm: Top 05 nhà thầu kho lạnh uy tín, chuyên setup thiết bị giá tốt
Tổng kết: Bài viết đã cung cấp một số thông tin cần thiết về tầm quan trọng của việc xây dựng kho xưởng (xây dựng kho chứa hàng) cũng như quy trình xây dựng kho xưởng, mức chi phí cho mỗi m2. Để xây dựng kho xưởng chuyên nghiệp, bạn cần tìm đến các đơn vị chuyên thi công để được tư vấn chi tiết. Nếu cần cung cấp kệ nhà kho cho kho xưởng, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thiết kế, lắp đặt giá tốt nhất.
Tôi là Nguyễn Linh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 5 năm tư vấn setup giá kệ công nghiệp, kệ kho hàng. Tôi hy vọng những kiến thức mà mình chia sẻ có thể giúp mọi người xây dựng được hệ thống kho bãi hiệu quả, tối ưu diện tích và chi phí.